Đời sống
07/02/2018 15:005 điều tuyệt đối không làm trong ngày cúng ông Công ông Táo
Ông Công ông Táo là các vị thần bếp (hay còn gọi là thần Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo (gồm Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần và Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân).
Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch, người dân lại làm lễ tiễn Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình.
Đây được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong năm của người Việt. Các gia đình lưu ý một số điều cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo:
1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là sai lầm, không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.
Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
2. Khấn xin tài lộc, sung túc
Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
3. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
4. Làm lễ mặn không được đặt trên bàn thờ và nên đặt ở bàn nhỏ phía dưới
5. Nghi lễ cúng ông Công ông Táo chỉ nên được thực hiện trong phạm vi gia đình, không nên cúng ở chùa, đình, đền.
Theo Bảo Bình (Soha/Thời Đại)
Tin cùng chuyên mục








-
MU chuyển nhượng kém: Không bột, Ruben Amorim khó gột nên hồ (18/07)
-
Justin Bieber đường cùng rồi, đẩy hết món nợ 830 tỷ cho vợ siêu mẫu? (18/07)
-
ChatGPT mới có thêm tính năng mới cực tiện, nhưng nhiều người lo ngại vấn đề bảo mật (18/07)
-
Trúng 14 tờ vé số với khoản thưởng lớn, anh phụ hồ đưa ra 2 quyết định thay đổi cuộc đời (18/07)
-
Trước vụ CEO gây chấn động, nhiều pha ngoại tình cũng từng bị camera vô tình lia trúng: Không muốn ai biết thì đừng làm! (18/07)
-
Lộ diện hàng loạt màu lạ trên dòng iPhone 17 (18/07)
-
Nhận xét đề thi ĐH quá dễ, nam sinh vừa ôn tập vừa làm công nhân nhận số điểm không ai ngờ đến: Bật khóc ngay tại công trường (18/07)
-
Hà Nội tiến tới không còn xe máy chạy xăng trong vành đai 1: Cư dân chung cư sạc pin xe điện ở đâu? (18/07)
-
Lộ diện "ông trùm" đường dây sản xuất xe máy điện giả ở Hà Nội (18/07)
-
Đại gia chi 250 triệu mua xe Vespa cũ 13 năm tuổi để trưng chơi (18/07)
Bài đọc nhiều




