Đời sống

Chồng gãy chân nằm nhà trách vợ dắt con đi chơi shopping cả ngày, cô chỉ cười nhẹ rồi vạch bụng lên khiến anh 'tắt tiếng'

Không ngờ màn “dằn mặt” đáng gờm của cô vợ lại có tác dụng thật sự, khiến anh phải hối hận về những việc mình đã làm.

Người ta thường nói: "Muốn biết đàn lòng dạ của đàn ông thì phải vào phòng đẻ" quả thật không sai. Phụ nữ sinh con phải chịu bao nhiêu đau đớn nếu không tự mình trải qua thì khó có thể hiểu được. Nhất là với ai đẻ mổ thì thời gian sau sinh còn cần được chăm sóc kĩ lưỡng hơn. 

Những lúc thế này, họ cần tới người thân và chồng hơn bao giờ hết. Thế nhưng đâu phải ông chồng nào cũng biết thương yêu chăm sóc vợ. Có những người thậm chí còn vô tâm tới mức lạnh lòng. Câu chuyện của người vợ dưới đây chính là một ví dụ tiêu biểu. 

 

"Các chị ạ, con gái em hơn 1 tuổi rồi nhưng nghĩ lại cái lúc mổ đẻ nó em vẫn toát hết mồ hôi hột. Rạch mấy lớp, từ da bụng tới dạ con, ôi thôi nghĩ lại là em thấy sợ rồi.

Nhưng chuyện chính em muốn kể với các chị là chuyện liên quan đến lão chồng em cơ ạ. Từ lúc mang bầu em than nghén, kêu mệt thì lão bảo 'ối giời đàn bà cả thế giới này đều đẻ, đâu riêng mình em'. Không được câu an ủi, vỗ về nào còn đi chơi tối ngày, chẳng bao giờ mua cho vợ món ngon bồi bổ. Em trách tiếp thì lão bực dọc 'em có tay có chân sao phải cần anh mua'. Ừ, nghe cũng có lý nhỉ, thôi mẹ con em đành tự lo cho nhau vậy.

Em muốn sinh thường cho khỏe mẹ khỏe con nhưng con gái em nó nhất quyết không chịu quay đầu, ngôi ngược thế là phải lên bàn mổ. Đau vết mổ chết đi sống lại, tác dụng phụ của thuốc gây tê đau đầu mấy ngày liền, đau đủ thứ trong người, nói chung khổ không bút nào tả hết. Cũng may con khỏe, chịu ăn chịu ngủ, ngắm con là em cũng mừng.

Chồng gãy chân nằm nhà trách vợ dắt con đi chơi shopping cả ngày, cô chỉ cười nhẹ rồi vạch bụng lên khiến anh 'tắt tiếng'
Ảnh minh họa.

Ở viện có mẹ em lên chăm cho, chồng em ngày đi làm tối vào ngó vợ con một cái rồi lại về nhà ngủ khì. Mẹ chồng ở quê than ốm đau, mình mẹ em vừa chăm cháu vừa trông con gái có ức không cơ chứ. Lão kêu lão chẳng biết chăm người đẻ, với lại phải ngủ để hôm sau đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Ô hay, từ trước đến giờ em cũng đâu ăn bám lão, nghỉ đẻ đã có tiền thai sản, 5,6 tháng nữa em đi làm lại rồi còn gì.

Từ viện về em cũng túc tắc đi lại được rồi. Em mới bảo mẹ về lo chuyện ở nhà đi, chứ ở quê mẹ em lợn gà, cá mú, vườn tược bận lắm, ở trên này đã có chồng em rồi. Mẹ em về mà chồng em vẫn đi tối ngày, vợ con ở nhà chẳng cần quan tâm.

Lần này em tủi thân thật sự, vừa khóc vừa chỉ trích lão. Ai ngờ lão nói thế này: 'Đẻ mổ có gì mà ghê, cũng nghĩ dưỡng cả tuần trời rồi, còn đau đớn gì nữa mà không dậy giặt vài cái tã, tự nấu cơm ăn. Con thì nó nằm 1 chỗ, hết ăn lại ngủ có cần trông mấy đâu. Bớt bớt dựa dẫm vào người khác đi, các cụ ngày xưa đẻ phút trước phút sau đã dậy đi làm đồng kìa!'.

Em nghe mà thất vọng cùng cực, chán nản quá mức không buồn tranh cãi gì nữa. Chồng em hàng tháng vẫn đưa tiền lương cho em, nhưng lão phân chia sòng phẳng lắm các chị ạ. Lão góp 6 phần em góp 4 phần và lão cho rằng như thế là tốt lắm rồi.

Tất nhiên em chả dại gì lao đầu vào làm khi mới đẻ được 1 tuần cho hại thân. Em gọi đồ ăn trên mạng, thuê bác gái hàng xóm giặt giũ và nấu nướng thêm, cứ thế mà cũng qua 1 tháng. Hết 1 tháng em dậy cơm nước, trông con bình thường, đi chợ thì địu con theo, chẳng đến nỗi quá vất vả. Nhưng những gì chồng nói và đối xử với em, em vẫn chẳng bao giờ quên được.

Đợt vừa rồi chồng em bị tai nạn gãy chân, kêu rên thảm thiết khiến cả phòng bệnh người ta cứ cười mãi bảo đàn ông gì mà chịu đau kém. Em đưa lão vào viện, xong xuôi đâu đấy thì gọi mẹ chồng lên trông lão vì em phải về nhà với con. Con nhỏ mới hơn 1 tuổi để cho ai được, em chỉ thuê người giúp việc ban ngày thôi. Lão với mẹ chồng tỏ ý trách móc lắm nhưng em mặc kệ, những hôm sau em chỉ vào thăm hỏi tí lại về nhà ngủ.

Chồng gãy chân nằm nhà trách vợ dắt con đi chơi shopping cả ngày, cô chỉ cười nhẹ rồi vạch bụng lên khiến anh 'tắt tiếng' - 1
Ảnh minh họa.

Khi lão được ra viện, mẹ chồng cũng về quê. Em vẫn đi làm bình thường, buổi trưa ăn cơm trên công ty, lão ở nhà ăn uống ra sao em kệ, tối về em mới nấu nướng cả nhà ăn. Cuối tuần em dắt con đi chơi với đứa bạn thân, mua sắm và cafe xả stress sau 1 tuần làm việc mệt mỏi. Tối mịt ăn bên ngoài xong 2 mẹ con mới về, gặp ngay quả mặt đã khó chịu tới cực điểm của chồng. Em làm ngơ, đi lướt đi, chuẩn bị tắm cho 2 mẹ con rồi đi ngủ.

Lão thấy thế thì gầm lên mắng chửi em với những lời lẽ khó nghe nhất, đại để làm vợ mà thế này thế kia. Em lúc ấy mới bình tĩnh vén áo lên cho lão nhìn vết sẹo mổ ngoằn nghoèo trên bụng em, mỉm cười hỏi lão: 'Nhớ không? Anh ngồi xe lăn vẫn đi lại bình thường, có tay có chân không biết gọi món ăn trên mạng hay tự vào bếp mà nấu à?'. Nói thế là đủ hiểu, nhìn mặt lão tái xám em quay người đi luôn.

Hôm sau em vẫn mặc kệ lão nhưng thấy lão im lìm hơn hẳn, không bực tức với vợ nữa. Sau khi khỏi chân, lão thay đổi rõ rệt các chị ạ, quan tâm đến vợ con hơn nhiều. Đúng là nhiều khi 'ăn miếng trả miếng' mới khiến người ta thấm thía!".

Quả thật việc trả đũa kẻ từng đối xử không tốt với mình có lẽ không phải là cách làm hay ho cho lắm. Nhưng đôi khi phải để đối phương rơi vào hoàn cảnh như bản thân mình từng phải chịu, nhận sự đối đãi như anh ta từng cư xử với mình thì họ mới thấu hiểu sâu sắc cảm giác đó khó chịu thế nào.

Cách làm của chị vợ này tuy có phần hơi cực đoan nhưng lại được cư dân mạng ủng hộ nhiệt tình. Trong một số trường hợp, không "ăn miếng trả miếng" thì chẳng thể khiến đối phương hiểu ra lỗi lầm của bản thân mà đối xử tốt hơn với vợ con.

Dung (Nguoiduatin.vn)