Đời sống
15/04/2023 08:10Chú rể bị bạn bè trêu đùa quá trớn, lột sạch đồ trên người, bộ vest cũng bị xé tả tơi
Tại nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, phong tục náo hôn vẫn còn tồn tại. Náo hôn là phong tục lâu đời tại các đám cưới, khi những người thân, bạn bè hoặc hàng xóm sẽ cùng nhau thử thách cô dâu chú rể, phù dâu phù rể hoặc người nhà của 2 gia đình bằng những trò chơi, buộc họ phải vượt qua thì mới được tiếp tục tổ chức đám cưới. Trước đây, phong tục này vốn mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm tạo không khí vui vẻ cho đám cưới. Thế nhưng trong những năm gần đây, phong tục náo hôn đã bị biến tướng rất nhiều, trở thành những trò đùa lố lăng và phản cảm, gây bức xúc trong dư luận.
Mới đây, một vụ việc như thế lại xảy ra tại thành phố Trịnh Châu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Vào ngày 12/4/2023 vừa qua, một đám cưới đã được tổ chức và chú rể đã tới nhà gái đón dâu thành công. Khi đôi tân lang tân nương vừa đặt chân đến nhà chú rể, một nhóm bạn đã lôi chú rể ra ngoài để bắt đầu trò náo hôn.
Thay vì chỉ trêu chọc hoặc thử thách qua loa, nhóm bạn này lại khiến chú rể mất mặt, bẽ bàng khi trực tiếp đánh đập anh ngay trước cửa nhà. Vì không muốn phá hỏng không khí đám cưới, cũng biết đây là phong tục địa phương nên chú rể không dám phản kháng lại, chỉ biết nằm im chịu trận trên nền đất rồi lấy tay che đầu để đỡ đòn.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm bạn kia còn lao vào xé quần xé áo của chú rể đến nỗi mọi thứ tơi tả. Mặc cho chú rể cố hết sức để chống đỡ và cầu xin: "Cứ tôi, cứu tôi, để lại một chút, để lại một cái cho tôi với" nhưng nhóm người kia vẫn bỏ ngoài tai, xé toạc bộ vest trên người chú rể, cả quần và áo đều không còn nguyên vẹn. Thậm chí, chú rể còn gặp phải tình huống vô cùng ngại ngùng, xấu hổ khi để lộ quần lót trước mặt nhiều người, đành phải lấy vạt quần đã bị rách để che lại.
Điều đáng nói là khi đó, có rất nhiều người đứng xung quanh, bao gồm cả người lớn tuổi nhưng không một ai đứng ra can ngăn nhóm người kia, bảo vệ cho chú rể, khiến anh ấy rơi vào tình cảnh bẽ bàng.
Theo lời chia sẻ của anh Hà, nhiếp ảnh gia của đám cưới, cũng là người quay lại đoạn clip rồi đăng tải nó lên mạng xã hội, cho biết: "Đó đều là bạn của chú rể. Tôi cảm thấy chuyện này thật tồi tệ nhưng nó lại rất phổ biến ở các đám cưới vùng nông thôn. Tôi cũng từng gặp nhiều trường hợp như thế này rồi".
Không rõ sau đó, đám cưới này được tổ chức như thế nào khi bộ đồ của chú rể đã tả tơi đến mức không thể mặc được nữa. Tuy nhiên, những hình ảnh về vụ việc đã nhanh chóng lan truyền và gây "bão" cộng đồng mạng. Hầu hết cư dân mạng đều tỏ ra khó chịu, bức xúc trước hình ảnh này:
"Đây không phải là bạn bè, đây chỉ là những kẻ muốn chú rể phải xấu hổ trước mặt nhiều người mà thôi".
"Thế này cũng xứng đáng làm bạn sao? Không thể hiểu mục đích của việc này là gì nữa".
"Tôi chẳng thấy vui ở đâu cả, chỉ thấy lố lăng và biến thái thôi".
"Tại sao lại sỉ nhục người khác ngay trong đám cưới của người khác chứ, đây không phải chuyện đùa đâu, những phong tục kiểu này nên bị loại bỏ ngay lập tức"...
Theo Khánh Hằng (Phụ Nữ & Pháp Luật)
Tin cùng chuyên mục








-
“Cô Đừng Hòng Thoát Khỏi Tôi” - phim Việt 2025 khai thác nạn buôn người, lừa đảo trực tuyến đạt 80 triệu lượt xem (17/07)
-
Con bị đánh ở lớp, phụ huynh lên mạng "bóc phốt", nhà trường đề nghị Công an làm rõ (17/07)
-
NÓNG: 2 trường đầu tiên công bố điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT 2025, cao nhất 22,4 điểm (17/07)
-
Tiếp nhận 45 công dân từ Campuchia, phát hiện 6 đối tượng mang tiền án, tiền sự nguy hiểm (17/07)
-
Tomorrowland gặp sự cố cháy lớn, sân khấu bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, hơn 100 nghìn fan lao đao (17/07)
-
Mỹ: Động đất 7,3 độ, cảnh báo sóng thần ở Alaska (17/07)
-
Tài tử Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ ở tuổi 57, chuyên gia cảnh báo người có nguy cơ (17/07)
-
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở Hà Nội, mẹ để lại thư nhắn nhủ "hãy xem cháu như con ruột" (17/07)
-
Cô gái Hà Nội chia sẻ: Ở tuổi 30, tôi cắt bỏ 30 thứ không nên mua và ví tiền của tôi biết ơn điều đó (17/07)
-
Hai thanh niên đầu trần chạy xe máy ngông nghênh 'đổi lái' ngay giữa phố Hà Nội (17/07)
Bài đọc nhiều




