Đời sống

Mâm cúng Giao thừa của 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì khác nhau?

Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, việc cúng giao thừa là tập tục từ xa xưa của người Việt ta và mỗi gia đình nên tuân thủ truyền thống của dân tộc, tùy thuộc phong tục tập quán của 3 miền.

Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, việc cúng giao thừa là tập tục từ xa xưa của người Việt ta và mỗi gia đình nên tuân thủ truyền thống của dân tộc, tùy thuộc phong tục tập quán của 3 miền.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Do bàn giao việc cũ, tiếp quản công việc năm mới diễn ra trong không khí khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng, hoặc chỉ kịp chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà. Vì thế, ngày Tết trên bàn thờ mỗi gia đình phải luôn có bình hương, đèn dầu và hai ngọn nến thắp sang.

Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, việc cúng giao thừa là tập tục từ xa xưa của người Việt ta và mỗi gia đình nên tuân thủ truyền thống của dân tộc. Về mâm cỗ, tùy theo phong tục tập quán của 3 miền mà mỗi miền có sự bài trí cũng như chuẩn bị những món khác nhau. Tất cả đều chu đáo, tươm tất thể hiện tấm lòng thành kính đối với các bậc thần linh.

Sau đây là cách bài trí mâm cúng Giao thừa của 3 miền Bắc,Trung, Nam.
 
Mâm cỗ Tết miền Bắc

Đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương.

Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.

Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ, một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
 

Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành (Ảnh/Nguồn: Internet)

 
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông - món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.

Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành. Món tráng miệng có mứt sen, mứt qu(ất, mứt gừng, chè kho... Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.

Mâm cỗ Miền Trung

Mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…
 

Ảnh/Nguồn: Internet

 
Ngoài ra, ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày tết.

Mâm cỗ miền Nam

Cỗ tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
 
>> Chuẩn bị mâm cỗ, bài cúng Giao thừa thế nào cho đúng?

Theo Thanh Bình (Nguoiduatin.vn)