Đời sống

Tình nghĩa xóm giềng chắc có bền lâu: Trồng cả năm mới được bụi sả, hàng xóm xin 1 tép nhưng nhìn lại chỉ...còn mỗi cái gốc

Búi sả quả thực chẳng đáng là bao nhưng sự vô duyên của hàng xóm thì quả thực "hãm" không chịu được!

Thời điểm dịch bệnh phải giãn cách ở nhà, tiếp xúc nhiều giúp tình cảm gia đình, tình cảm xóm giềng đi lên, mà cũng có thể...đi xuống, tiêu biểu như câu chuyện dưới đây. Một cô gái chia sẻ lên mạng xã hội bức xúc của mình về người hàng xóm, chỉ vì một tin đồn mà khiến cả bụi sả nhà cô bị vặt trụi.

"Ai bày ra cái vụ nấu sả gừng gì đó uống chống dịch vậy? 

Nhà em có bụi sả, lúc mới trồng chỉ có một tép mua ở chợ về ăn. Trồng cả năm mới được bụi như này. Vậy mà sáng nay bà hàng xóm qua xin tép sả, nhắc lại là bả nói chỉ xin một tép. Lát sau thấy bả ôm cả gốc lá đi về. Chạy ra xem thì cả bụi sả của tôi. Ôi trời. 

Tình nghĩa xóm giềng chắc có bền lâu".

Tình nghĩa xóm giềng chắc có bền lâu: Trồng cả năm mới được bụi sả, hàng xóm xin 1 tép nhưng nhìn lại chỉ...còn mỗi cái gốc

Khổ chủ kể đã mất cả năm để trồng được bụi sả từ khi nó chỉ là một tép sả nhỏ. Tuy nhiên, người hàng xóm lại vì câu chuyện tin đồn uống sả gừng trị được dịch bệnh, "xuống tay" vặt trụi bụi sả nhà cô. Trong khi trước đó, lúc hỏi xin thì người này chỉ bảo lấy một tép để dùng.

Hàng xóm cạnh nhau thì có gì ăn ngon chia nhau 1 chút, hay thấy nhà bên có vườn chạy qua xin nắm rau, trái ớt cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên lại có những người thiếu tế nhị, khi được cho mà lại lấy quá nhiều. Không cần suy nghĩ xem người trồng cực khổ chăm sóc thế nào để ra được thành quả như thế, làm mất đi cái tình giữa hàng xóm với nhau.

Tình nghĩa xóm giềng chắc có bền lâu: Trồng cả năm mới được bụi sả, hàng xóm xin 1 tép nhưng nhìn lại chỉ...còn mỗi cái gốc - 1
Người hàng xóm cũng có chừa lại gốc cho chủ nhà chứ chưa nhổ hết cả lên.

Bài viết nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt tương tác của dân mạng. Có lẽ đã xảy ra rất nhiều trường hợp tương tự với mọi người như thế. Vì vậy rất nhiều người để lại bình luận bức xúc thay cho cô gái.

- Lại là câu chuyện hàng xóm, có nhiều người còn chẳng thèm xin cứ qua lấy về nhà họ.

- Xin thì người ta cho, lấy thì chừa lại cho người ta dùng. Cứ kiểu như thế thì còn ai chơi nữa.

- Trồng thì ngại cực nhưng đi xin thì lấy hết của người ta cho lợi.

- Hãm không chịu được! Người vô duyên thì cũng chẳng cần cả nể, lần sau không cho luôn. 

Dung (Nguoiduatin.vn)