Gia đình
21/09/2016 15:30Dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm do vận động quá mức hoặc quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ảnh: Maple Healthcare. |
Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, thoát vị đĩa đệm là vấn về thường gặp đối với những người bị đau lưng trong thời gian dài. Khi cơ thể lão hóa hoặc bị chấn thương, các đĩa đệm trở nên yếu đi dẫn tới tình trạng thoát vị. Ban đầu người bị thoát vị thường chỉ cảm thấy những cơn đau cơ nhẹ hoặc các vấn đề không đáng kể ở cột sống. Càng về sau, các cơn đau sẽ nhiều hơn và liên tục, dữ dội, dùng thuốc cũng không có tác dụng.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc lão hóa. Bình thường các đĩa đệm của cột sống rất chắc khỏe nhưng chúng vẫn cần phải vận động thường xuyên để luôn khỏe mạnh. Nếu phần lớn thời gian trong ngày bạn chỉ ngồi không thì những chuyển động cần thiết cho cột sống sẽ giảm đi đáng kể, dần dần dẫn đến việc đĩa đệm bị mất nước và giảm độ bền. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Sự suy yếu của đĩa đệm tạo áp lực lên hệ thần kinh của cột sống và gây các cơn đau kéo dài. Những áp lực này nếu đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tình trạng tê liệt do thoát vị đĩa đệm khá phổ biến, xuất phát từ những thói quen, tư thế sinh hoạt không đúng, đặc biệt là tư thế xấu khi làm việc và lái xe máy.
Các triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm bao gồm tê bàn tay hay bàn chân, luôn bồn chồn, động đậy chân trong khi ngủ, đau nhức cơ ở hai tay và hai chân. Bệnh nhân nặng có thể bị yếu cơ ở hai tay và hai chân, mất cảm giác trên da, đi lại khó khăn, thậm chí rối loạn chức năng tình dục. Bác sĩ Paul khuyên mọi người khi bị các triệu chứng trên đi khám chuyên khoa về sức khỏe thần kinh cột sống để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây liệt.
Bác sĩ Paul cho rằng yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn. Chẳng hạn, khi bệnh nhân bị đau ở chân, nguyên nhân của các cơn đau thường không xuất phát từ chân mà có thể do những chèn ép mất cân bằng ở phần hông và lưng dưới. Khi cơ bắp xoắn chặt lại và chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, chân của bệnh nhân cảm thấy tê hoặc bị đau, khó khăn trong khi di chuyển. Lúc ấy, các bác sĩ thần kinh cột sống nắn chỉnh phần hông bệnh nhân, tác động đến những khu vực cơ bắp riêng biệt kéo dài từ vùng cột sống đến hông giúp giải phóng các áp lực trên phần cơ bắp. Nhờ đó đem lại sự cân bằng cho hông và lưng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau.
Theo Trần Ngoan (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
2 người nhập viện sau khi chạy bộ, bác sĩ cảnh báo sai lầm phổ biến (04/07)
-
1 sao nữ bị đánh thuốc mê cưỡng bức, chụp lén ảnh nóng phát tán khắp các nhóm chat (04/07)
-
Tôi bỏ về nhà mẹ đẻ sau khi bị chồng nói một câu đau điếng, nhưng vừa tới nơi, bố mẹ đã khiến tôi phải quay về nhà chồng giữa đêm (04/07)
-
Liverpool sẽ treo vĩnh viễn số áo của cầu thủ xấu số Diogo Jota? (04/07)
-
'Mãnh thú' Lamborghini Huracan mà Diogo Jota cầm lái khi gặp nạn mạnh cỡ nào? (04/07)
-
Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra (04/07)
-
Nam thanh niên phải khám tâm thần vì chứng sợ các buổi họp (04/07)
-
Từ tỷ phú đến gánh hàng rong ven đường, bi kịch của ông ‘trùm du lịch’ nức tiếng (04/07)
-
Điểm chuẩn Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2025 sẽ giảm (04/07)
-
Al Hilal ở FIFA Club World Cup: Khát vọng Real Madrid châu Á (04/07)
Bài đọc nhiều




