Gia đình >> COVID-19 (nCoV)

F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm việc này kẻo tổn thương tim, suy gan thận

F0 nào cũng mong muốn phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, có một hoạt động lành mạnh, các chuyên gia cảnh báo người vừa khỏi Covid-19 không nên làm kẻo tổn thương tim, suy gan thận.

Những người bị nhiễm Covid-19 thường rất mệt mỏi trong thời gian bị bệnh. Họ thường phải tạm dừng tất cả các sinh hoạt bình thường lại để tập trung vào dưỡng bệnh. Cũng bởi vậy, họ thường sẽ cảm thấy bí bách khi không được vận động.

Có một số người ngay khi test thấy âm tính liền lập tức đi tập thể dục ngay cho đỡ cuồng chân tay. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo điều này là không tốt.

Nếu người bệnh muốn tăng thêm sức mạnh để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, đừng cố tập thể dục, chuyên gia dinh dưỡng Ellie Busby, nhà dinh dưỡng người Anh, người sáng lập Vojo Health - ấn phẩm về sức khỏe và dinh dưỡng dựa trên thực vật được hỗ trợ bởi khoa học - khuyến cáo, theo Express.

Tập thể dục là hoạt động tốt nhất cho sức khỏe, có khả năng cắt giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, từ bệnh tim đến tiểu đường. Tuy nhiên, riêng đối với người nhiễm Covid-19, điều tốt này có thể trở nên có hại.

F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm việc này kẻo tổn thương tim, suy gan thận

Chuyên gia Busby cho biết, nhiều vận động viên nhiễm Covid-19 không có triệu chứng đã bị tổn thương tim vài tuần sau khi khỏi bệnh, theo nhật báo Express.

Hóa ra tốt nhất là không nên cố tập thể dục nếu nhiễm Covid-19, cô tiếp tục. Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch với Covid đang cao - dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể. Cố tập thể dục cũng làm tăng tình trạng viêm và có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương mô tim hoặc cơ sau khi nhiễm Covid-19.

Chuyên gia dinh dưỡng giải thích rằng điều này có thể là do virus corona có khả năng là bệnh đa cơ quan. Cô Busby nói thêm, điều này có thể gây ra tổn thương lâu dài đến các hệ thống cơ quan khác nhau bao gồm phổi, tim, mạch máu, não, gan, thận hoặc ruột.

TS Michael Fredericson, khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Stanford Medicine ở Palo Alto, California cho biết, ở những bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý khi tiếp tục hoạt động thể chất, đặc biệt là đối với những người bị COVID-19 kéo dài. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch hoạt động và tiến hành một cách thận trọng

Tương tự, các bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt (HSS) ở Thành phố New York đã đưa ra khuyến cáo cho các vận động viên trở lại hoạt động thể chất sau khi bị nhiễm COVID-19. Theo đó, mỗi bệnh nhân nhiễm COVID-19 là duy nhất và có thể có sự khác biệt lớn về cách mỗi người trải nghiệm với virus. Do đó, sự phục hồi sức khỏe cũng sẽ khác nhau, vì thế việc bắt đầu tập luyện trở lại sẽ được cá nhân hóa theo chỉ định của bác sĩ.

Không nên tiếp tục tập luyện nếu:

Vẫn bị sốt dai dẳng

Khó thở khi nghỉ

Ho

Đau ngực hoặc đánh trống ngực.

F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm việc này kẻo tổn thương tim, suy gan thận - 1

Bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào có bệnh tim mạch hoặc phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng.

Đối với bệnh nhân COVID -19 không triệu chứng, sau 7 ngày có thể tiếp tục hoạt động thể chất với mức 50% so với bình thường.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân đã bị COVID-19 bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hoặc khó thở khi tiếp tục tập luyện.

Khi nào có thể tập thể dục lại?

TS Fredericson cho biết, việc bắt đầu tập thể dục như thế nào sau COVID-19 tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bạn trước đó. Đối với hầu hết mọi người, có thể bắt đầu bằng việc đi bộ và tăng dần mức độ.

F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm việc này kẻo tổn thương tim, suy gan thận - 2

Khi đã thực hiện được điều này trong khoảng thời gian vài tuần, có thể tập thêm bài tập tim mạch cường độ cao hơn (nhưng không quá sức) để tăng nhịp tim lên một chút so với khi đi bộ.

Fredericson cho biết cách tốt nhất để bắt đầu là đạp xe tại chỗ hoặc tham gia các hoạt động như bơi lội. Nếu bạn xây dựng cường độ dần dần trong khoảng thời gian vài tuần, và ổn thì có thể trở lại các bài tập điển hình của mình.

Đối với những người đam mê thể dục và tập luyện nghiêm túc hơn, có thể lên kế hoạch tập luyện tim mạch hoặc các chỉ số về gắng sức (tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ).

Lắng nghe cơ thể khi tập thể dục lại

Chuyên gia dinh dưỡng Ellie Busby, nhà dinh dưỡng người Anh, người sáng lập Vojo Health - ấn phẩm về sức khỏe và dinh dưỡng dựa trên thực vật được hỗ trợ bởi khoa học cho biết, để tập thể dục một cách an toàn, cần để ý những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm việc này kẻo tổn thương tim, suy gan thận - 3

Nếu cảm thấy những điều này khi tập thể dục, cần dừng lại và chờ thêm thời gian:

Không thể thở bình thường - có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu

Đau cơ

Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Chuyên gia Busby nói thêm rằng bất kỳ dấu hiệu nào trong số này có thể là “cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn và có thể làm tăng nguy cơ chấn thương” khi tập thể dục.

Cô Busby nói, Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao nói chung, cũng như chấn thương do nhiễm Covid-19, như tổn thương mô tim.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/f0-vua-am-tinh-tuyet-doi-khong-lam-viec-nay-keo-ton-thuong-tim-suy-gan-than-tintuc812480