Gia đình
24/08/2018 15:34Khi nào nên truyền dịch glucose vào cơ thể?
Bác sĩ Hoàng Hồng Vân, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, các loại dịch truyền cung cấp dinh dưỡng chứa nhiều thành phần dịch ngọt còn gọi là glucose, đạm hoa quả. Chỉ định truyền glucose trong trường hợp suy kiệt, ăn uống kém.
Trước khi truyền đường, bác sĩ phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Việc bù đường chỉ nên tiến hành khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Khi truyền, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát mức độ tiến triển bệnh.
Tùy ý truyền đường có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Có người được truyền dịch nhiều ngày liên tiếp, cơ thể tiếp nhận lượng dịch ngọt quá mức cho phép nên hệ thần kinh bị tổn thương. Khi ấy bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận. Cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốc, co giật, phải cấp cứu ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiều trường hợp đã bị sốc phản vệ khi truyền đường. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận bệnh nhân bị hạ đường huyết nên truyền liên tiếp 6 chai dịch glucose trong vòng 3 ngày tại bệnh viện địa phương. Khi chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân trong tình trạng sốc, co giật, chưa kịp đưa vào phòng cấp cứu đã bị tử vong. Kết quả giám định pháp y ghi nhận trong phổi bệnh nhân có rất nhiều nước, thành phần chủ yếu là glucose.

Chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan cho rằng thực tế có nhiều người lạm dụng truyền dịch đường để tăng cân. Về mặt dinh dưỡng, truyền nửa lít glucose 5% tương đương ăn một bát cơm. Glucose nồng độ 20% chứa nhiều đường hơn, dùng để truyền khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng. Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cần truyền với liều lượng hợp lý.
Bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng thường truyền dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin đắt tiền. Tuy nhiên lạm dụng dịch truyền này có thể dẫn đến béo phì, bệnh đường máu, dung mao ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
“Truyền đường không đúng cách thì người khỏe sẽ thành yếu”, bà Mộc Lan nói.
Bà Lan khuyên, người bệnh bị sốt nhẹ, suy dinh dưỡng, chán ăn ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, nhất là dịch ngọt. Tốt nhất nên bổ sung bằng thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa... Trường hợp không thể ăn uống được hoặc cơ thể quá thiếu chất mới nên truyền dịch và phải được bác sĩ chỉ định truyền theo liều lượng dựa trên kết quả xét nghiệm.
Theo Thúy Quỳnh (VnExpress.net)








- Thắng Thái Lan, tuyển Việt Nam vô địch thế giới! (27/07)
- Vụ mất tích kỳ lạ của bé gái 13 tuổi: Đoạn camera từ xe khách, hai người xe ôm và hành trình đoàn tụ (27/07)
- Con rể chủ tiệm vàng Đồng Tháp nhiều lần bật khóc, vỡ mộng hôn nhân: "Vợ không cho mình không gian riêng" (27/07)
- Nam ca sĩ sở hữu penthouse 300 m2 vẫn xây biệt thự để ở: Tuổi 45 triệt sản vì thương vợ (27/07)
- Lan Phương nộp đơn ly hôn chồng Tây: "Tôi nhận ra mọi thứ, cảm giác ấy nghĩ lại vẫn rùng mình" (27/07)
- CLB V.League chiêu mộ tuyển thủ châu Âu giá 9 tỷ đồng, từng ra sân tại Europa League? (27/07)
- Trụ trì Thiếu Lâm Tự bị điều tra biển thủ công quỹ, nghi ngờ có con ngoài giá thú (27/07)
- Danh tính kẻ sát hại cô gái trẻ lúc 23 giờ ở Đồng Nai: Nguồn cơn thực sự gây bất ngờ (27/07)
- Tôi tái hôn với trai tân, đêm đầu tiên anh thì thầm 1 câu khiến tôi hiểu vì sao anh nhất định cưới người "1 lần đò" (27/07)
- Chung kết Đông Nam Á có thay đổi lớn, tuyển Việt Nam bớt mối lo trước chủ nhà Indonesia (27/07)




