Gia đình
18/09/2015 11:46Tức giận cũng đừng nói ly hôn
Lời nói tưởng như chỉ là gió thoảng qua nhưng lại có thể phá hủy đi mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, cần hết sức cẩn trọng, sử dụng lời nói một cách khôn ngoan nếu không muốn hôn nhân đổ vỡ.
Người ta thường có câu: “Gậy và đá có thể gây thương tích nhưng chính lời nói mới tạo ra sự tổn thương kinh khủng nhất”. Thật vậy, lời nói tưởng như vô hại nhưng lại có thể phá vỡ cuộc hôn nhân cả bạn, vì vậy, hãy “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
|
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn (Ảnh minh họa) |
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn:
Không bao giờ nói với vợ: “Em lại tăng cân đấy à?”
Khi họ tăng cân, bản thân họ ý thức điều đó hơn ai hết và không cần đến bạn phải nhắc nhở. Thay vì chú ý tới trọng lượng của cô ấy, đưa ra một vài câu nói gây mặc cảm, hãy bắt đầu bằng những gợi ý cho bữa ăn với những món đồ có lợi cho việc giảm cân của cô ấy. Hoặc lên kế hoạch cùng vợ đi bộ, tập thể dục. Việc làm tế nhị này sẽ giúp người bạn đời không cảm thấy tủi thân vì bị chê mai mà có động lực hơn để giữ gìn vóc dáng.
Không nói: “Em luôn luôn thế” hoặc “Anh chẳng bao giờ…”
Khi bạn không hài lòng về một chuyện, một vấn đề bạn thường có thói quen cáo buộc mọi sai sót của họ bằng những câu quy chụp kiểu: “Em luôn luôn làm mọi thứ phức tạp lên”, “Anh không bao giờ làm cái gì đó giúp tôi cả”… Điều đó chắc chắn sẽ khiến đối phương vô cùng ức chế. Rõ ràng không ai xấu hoàn toàn nhưng khi bạn không hài lòng, bạn thường cho rằng tất cả mọi thứ người đó làm đều như vậy. dấy là một sai lầm.
Nên nhớ, đừng bao giờ quy chụp tất cả sai lầm chỉ vì một chuyện. Nếu muốn nói, hãy tặng cho người bạn đời của mình những câu tổng kết kiểu như: “Em luôn biết cách làm anh mỉm cười”. Còn lại, khi người đó làm sai chuyện gì, hãy chỉ nói về chuyện đó thôi.
Không nói bất cứ điều gì đó thiếu tôn trọng
Chỉ một lời nói thiếu tôn trọng có thể ngay lập tức gây tổn thương sâu sắc tới người nghe. Và dù sau đó bạn có nói bao nhiêu lời xin lỗi đi chăng nữa người đó cũng khó mà quên được sự xúc phạm ấy. Lời nói thiếu tôn trọng còn được hiểu là cần phải phải giữ một thái độ, giọng điệu tích cực khi giao tiếp, trò chuyện hay tranh luận. Thái độ, ngữ điệu của bạn có hàm ý khinh thường, thiếu tôn trọng cũng khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm. Vì vậy hãy cẩn thận trong lời nói và cách nói của bạn.
Không bao giờ nói ly dị!
Hai từ “ly dị” nên loại khỏi bộ nhớ, khỏi từ điển của bạn. Đừng bao giờ tùy tiện lôi nó ra như một thứ vũ khí để đe dọa hay một giải pháp để giải quyết biện pháp tình thế. Sẽ không bao giờ có được sự gắn bó khăng khít trong hôn nhân nếu như hai từ ly hôn cứ liên tục được lôi ra để nói với nhau. Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo cả, chỉ cần hai người hiểu được điều đó và luôn loại bỏ suy nghĩ sẽ ly hôn thì bạn sẽ giữ được cuộc hôn nhân của mình.
Theo Kim Ngân (Khampha.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Đại thắng 4-0, tuyển Thái Lan gửi “chiến thư” đầy sức nặng tới tuyển Việt Nam (20/07)
-
Thói quen uống nước tưởng tốt hóa ra cực hại dạ dày: Nhiều người đang mắc phải (20/07)
-
Ông Trump đổi ý, đồng ý giao vũ khí hàng đầu cho Kiev, trừng phạt Nga: Hé lộ vai trò của 2 nước (20/07)
-
Sức khỏe các nạn nhân vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
U23 Việt Nam thắng nhẹ U23 Lào: Giấu bài hay thiếu nhiệt (20/07)
-
Tàu du lịch bị đắm trên vịnh Hạ Long do gặp phải siêu dông vùng nhiệt đới (20/07)
-
Bão số 3 Wipha vào Quảng Ninh - Thanh Hóa tối 21/7, gió giật đến cấp 14 (20/07)
-
Tiếng gọi sinh tử trong con tàu đắm và phút nghẹt thở chàng trai giải cứu 4 người (20/07)
-
Nhân chứng kể lại giây phút lật tàu du lịch chở 51 người trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Đêm tang thương ở Quảng Ninh: Người thân quặn lòng nhìn từng thi thể được đưa về bờ (20/07)
Bài đọc nhiều




