Gia đình
06/06/2018 14:57Tưởng chỉ bị côn trùng cắn bình thường, không ngờ người phụ nữ bị bệnh này dẫn đến liệt mặt, không thể nói
Một người phụ nữ bị liệt mặt nghiêm trọng sau khi bị bọ chét trong khu vườn ở nhà của mình cắn vào cổ
Rachel Foulkes-Davies là một người mẹ 43 tuổi, sống tại Denbighshire, North Wales. Vào tháng 6 năm 2015, khi đang ngồi trong khu vườn nhà mình, cô bị con côn trùng cắn. Ban đầu, cô không nghĩ gì về vết cắn này, nhưng đến 2h30 chiều cùng ngày, cô thấy mặt mình bắt đầu chảy xuống. Vài ngày sau đó, môi cô trở nên tê liệt. Lúc này cô biết rằng có điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô có các triệu chứng ban đầu như bệnh liệt mặt (Bell’s palsy) - một tình trạng khiến cho các cơ mặt bị suy yếu tạm thời hoặc tê liệt. Cô được kê đơn thuốc Prednisolone để làm dịu các triệu chứng.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, 7-8 tháng sau, cô mất dần khả năng nói.
"Tôi không thể nói chuyện được hai năm. Tôi chỉ ăn được các món súp và món hầm và phải hút chúng thông qua một ống hút. Với các loại đồ uống nóng tôi cũng phải làm vậy", cô Foulkes-Davies nói. Trong suốt thời gian trên, cô cũng không thể nhắm mắt 1 bên mắt lại được. Cô hoàn toàn không có khả năng cảm thấy mắt mình co giật. Lần đầu tiên đến bệnh viện Deeside NHS và nói tới tình trạng không thể nhắm mắt của mình, các bác sĩ đã cho cô đeo một miếng băng mắt và vài giờ lại thay một lần.

Trong 3 năm qua, cô Foulkes-Davies đã bị mệt mỏi và liên tục rơi vào trầm cảm, dẫn đến phải rời bỏ công việc vào tháng 12 năm 2017. Không chỉ thường xuyên phải đối phó với những cơn đau đầu khủng khiếp mà vì không thể nhắm được mắt mà cô phải đeo kính râm khi xem tivi.
"Tôi liên tục mệt mỏi và không có năng lượng để làm những công việc đơn giản nhất có thể. Khuôn mặt của tôi vẫn rơi xuống khi tôi mệt mỏi hoặc uống một chút rượu, mắt tôi co giật và nheo lại mỗi khi tôi ăn. Tôi rất tự ti", cô nói.
Foulkes-Davies đã tiến hành các thử nghiệm và kết quả cho thấy cô bị bệnh Lyme. Tuy nhiên, NHS đã tuyên bố rằng chẩn đoán đó của mình là không chính xác.

"Các bác sĩ nói với tôi rằng bệnh Lyme không tồn tại ở xứ Wales nhưng tôi là bằng chứng. Tôi không biết tại sao họ lại cố che đậy điều đó. Nếu được chẩn đoán ngay lập tức và được điều trị bằng Doxycycline, tôi đã không phải trải qua tất cả những điều này. Doxycycline sẽ không tác dụng bây giờ vì tình trạng của tôi đã trầm trọng. NHS đã trao cho với tôi về việc điều trị một cách riêng tư nhưng tôi có gia đình, tôi cần cung cấp thông tin cho gia đình tôi", cô chia sẻ.

Y tế công cộng Anh đã tuyên bố rằng có khoảng 3.000 trường hợp mắc bệnh Lyme mới được báo cáo hàng năm.
Bệnh Lyme là gì?
Bệnh Lyme là bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt), và tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b). Nếu không được điều trị, bệnh lyme có thể gây viêm ở nhiều cơ quan trọng trong cơ thể. Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
Các triệu chứng bệnh lyme
Các triệu chứng của bệnh lyme được chia thành 3 giai đoạn: Khu trú, lan rộng và giai đoạn muộn.
- Giai đoạn khu trú: Biểu hiện thường là nổi mẩn đỏ tại nơi ve cắn, thường xảy ra sau 3-30 ngày sau khi bị bọ ve nhiễm bệnh cắn. Vết cắn có thể nóng, ngứa hoặc đau. Vết mẩn có thể có hình tròn đồng tâm, đỏ với một chấm trắng ở giữa hoặc đỏ hoàn toàn.
Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn khu trú thường có triệu chứng giống cảm cúm như đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp...

- Giai đoạn lan rộng: Giai đoạn này xuất hiện vài ngày hay vài tháng sau khi bị cắn. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là vấn đề tim mạch và thần kinh. Bệnh nhân có vết mẩn ở giai đoạn khu trú mà không được điều trị kháng sinh thường xuất hiện biến chứng tim mạch bao gồm tắc nghẽn tim và suy tim. Trong hầu hết các trường hợp thì triệu chứng tim tự phục hồi.
- Giai đoạn muộn: Các triệu chứng của giai đoạn này phát triển sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị ve cắn, chủ yếu là đau khớp từng cơn, đau tại nhiều khớp. Khoảng 10% người ở giai đoạn muộn sẽ bị đau khớp gối một bên mạn tính.
Điều trị bệnh lyme như thế nào?
Điều trị bệnh Lyme là bằng thuốc kháng sinh và càng sớm càng tốt, cơ hội hồi phục sẽ cao hơn. Người bệnh cần được điều trị ở giai đoạn sớm để phòng ngừa các biến chứng về tim mạch, thần kinh và khớp. Nếu có triệu chứng của giai đoạn lan rộng hoặc giai đoạn muộn, bác sĩ có thể sẽ điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Theo H.Nguyễn (Helino)
Tin cùng chuyên mục








-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



