Gia đình
08/07/2025 21:48Vợ chồng thu nhập 178 triệu/tháng, 5 năm không tiết kiệm nổi 100 triệu
Từ Thiên và Lý Lộ kết hôn năm 2018 sau gần 1 năm tìm hiểu. Cả hai đều làm trong lĩnh vực sáng tạo tại một công ty thiết kế ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ở thời điểm đó, mức thu nhập của cặp vợ chồng này là điều đáng mơ ước với không ít người trẻ ở đất nước tỷ dân.
Hàng tháng, Từ Thiên nhận khoảng 28.000 NDT (102 triệu đồng), còn Lý Lộ cũng đều đặn kiếm được 21.000 NDT (khoảng 76 triệu đồng). Không tính các khoản tiền thưởng hay thu nhập từ công việc phụ, ít nhất mỗi tháng, vợ chồng Lý Lộ và Từ Thiên cũng kiếm được 49.000 NDT (khoảng 178 triệu đồng).
Tự đẩy mình vào thế khó
Sau khi kết hôn, Lý Lộ và Từ Thiên dọn về sống tại một căn hộ cao cấp ở quận Từ Hối (Thượng Hải, Trung Quốc) với giá thuê hàng tháng là 12.000 NDT (44 triệu đồng). Cộng thêm chi phí gửi xe, điện nước, internet và các loại phí dịch vụ, riêng khoản cố định cho chỗ ở đã chiếm gần 1/3 thu nhập.
2/3 còn lại, cặp vợ chồng son phân bổ đều đặn cho việc ăn uống hàng ngày, mua sắm và đi du lịch hàng tháng. Vì không có dự định sinh con, nên cả hai thống nhất sẽ chi tiêu để tận hưởng cuộc sống, thay vì lên kế hoạch tài chính dài hạn.

Họ cảm thấy ổn với việc không tiết kiệm, không đầu tư, cũng không tham gia bất kỳ hình thức tích lũy nào như bảo hiểm hay quỹ hưu trí. Cứ như vậy, mỗi ngày trôi qua đều như một ngày tân hôn trong suốt khoảng 1,5 năm đầu tiên sau khi về chung một nhà. Nhưng càng về sau, những biến động nhỏ trong cuộc sống mới dần xuất hiện, và vợ chồng cứ càng ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Mẹ Lý Lộ không may lâm bệnh nặng, phải phẫu thuật và nằm viện điều trị suốt gần 3 tháng. Là con gái, cô không yên tâm thuê người chăm sóc mẹ nên quyết định xin nghỉ việc. Nguồn thu nhập lý tưởng dần trở thành gánh nặng, vì giờ đây chỉ có một mình Từ Thiên làm ra tiền. Dòng tiền vào giảm đi phân nửa, chi tiêu lại tăng đáng kể vì những khoản viện phí cùng chi phí phát sinh khiến họ cãi nhau như cơm bữa.
Cả hai từng thử lập bảng chi tiêu và phân bổ ngân sách, nhưng không ai đủ quyết tâm để duy trì. Nhiều năm sống với tư duy hưởng thụ, làm bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu khiến họ rơi vào bế tắc, không thể tìm được lối ra.
Khi những bất đồng ngày càng lớn, sự xa cách ngày càng rõ, họ đi đến quyết định ly hôn vào đầu năm 2025.
Kết hôn hơn 5 năm, thu nhập không hề thấp nhưng ngày lập vi bằng cho cuộc hôn nhân không thể tiếp tục, Lý Lộ và Từ Thiên buồn vì xa nhau thì ít, mà cảm giác hổ thẹn với luật sư thì nhiều, vì họ chẳng có tài sản gì để chia chác. Đến mức luật sự còn nghi ngờ rằng 1 trong 2 người đang cố tình không chia sẻ hết sự thật để giấu đi tài sản riêng trong thời gian hôn nhân.
Nhưng sự thật thì họ hoàn toàn tay trắng. Không có căn nhà nào đứng tên chung, cũng không có chiếc xe nào mua trả góp, không sổ tiết kiệm, không một đồng tích lũy nào. Ở thời điểm đó, tổng số dư trong tài khoản ngân hàng của cả hai chỉ vỏn vẹn 3.000 NDT (khoảng 11 triệu đồng) và khoảng 9.000 NDT (khoảng 32,7 triệu đồng) tiền… dư nợ thẻ tín dụng.
5 năm đổi lấy 1 bài học về hai từ “trắng tay”
Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, Từ Thiên thuê một căn phòng nhỏ ở gần công ty, bắt đầu cắt giảm chi tiêu và mở sổ tiết kiệm đầu tiên trong đời ở tuổi 35. Lý Lộ thì chuyển về sống cùng mẹ, bắt đầu học cách lên kế hoạch tài chính cá nhân, đăng ký một khóa học ngắn hạn về quản lý thu nhập và chi tiêu.

Nhìn lại 5 năm chung sống, cả hai đều thừa nhận họ từng có rất nhiều cơ hội để tích lũy, nhưng đã bỏ lỡ tất cả. Nếu mỗi tháng dành ra 10% thu nhập để tiết kiệm, khoảng 5.000 NDT (18 triệu đồng) thì sau 5 năm, họ đã có một khoản dự phòng lên đến hơn 300 triệu đồng. Nhưng họ không làm điều đó, vì nghĩ rằng còn trẻ, còn khỏe, còn làm ra tiền, thì chưa cần phải lo xa.
Không ít bạn bè của họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự: Thu nhập cao nhưng không có tài sản, sống nhiều năm mà không để lại dấu vết tài chính nào. Câu chuyện của Từ Thiên và Lý Lộ được chia sẻ lại trên mạng xã hội Xiaohongshu đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm, thậm chí thấy bản thân mình trong chính lối sống “vừa đủ xài” mà cặp đôi từng theo đuổi.
Thực tế, tiền không thể giữ một cuộc hôn nhân nếu hai người không còn chung mục tiêu và thấu hiểu. Nhưng khi hoàn toàn không có bất kỳ nền tảng tài chính nào để dựa vào, thì mâu thuẫn càng dễ nảy sinh và kéo theo hệ quả nghiêm trọng hơn.
Việc sống mà không có kế hoạch tài chính không chỉ là thiếu tính toán, mà còn là một dạng chủ quan nguy hiểm. Bởi khi còn trẻ, người ta thường nhầm tưởng rằng sức lao động sẽ không bao giờ cạn kiệt, thu nhập sẽ luôn đều đặn như hiện tại, và những biến cố sẽ chỉ xảy ra với người khác.
Tin cùng chuyên mục








-
Diogo Jota lái xe quá tốc độ trước khi tử nạn (08/07)
-
Bắt giang hồ mạng Tiến "Bịp" (08/07)
-
3 loại quả bày trên bàn thờ khiến bề trên giận dữ, mất lộc lúc nào không hay (08/07)
-
Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước, xem đến bức ảnh cuối tất cả đều lặng người (08/07)
-
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian đi show thôi sao hot dữ vậy: Visual ngọt hơn chữ ngọt, xem khéo lại nghiện (08/07)
-
"Nữ hoàng sexy" thế hệ mới: Màn trình diễn “nóng mắt” hút 70 triệu view và vô số ý kiến trái chiều (08/07)
-
Vì sao Mỹ còn rất ít tên lửa đánh chặn Patriot? (08/07)
-
Vì sao khách sạn thường để nhiệt độ điều hòa rất lạnh? (08/07)
-
Ba nam sinh sảy chân rơi vào vùng nước sâu, chỉ cứu được 1 em (08/07)
-
Phát hiện 1 trường mẫu giáo dùng phụ gia độc hại trong bữa trưa khiến hàng trăm trẻ bị ngộ độc chì, nhiều tác hại không thể phục hồi (08/07)
Bài đọc nhiều




