Kinh tế
21/09/2015 09:09Hoá đơn điện trên 400 kWh, dính ngay "thảm hoạ"
Với giá điện bậc thang, nếu hoá đơn vượt trrên 400 kWh, tức bậc 6 thì tiền điện vọt lên. Đó như là một mốc “thảm hoạ’ mà nhiều gia đình đã gánh chịu.
Sửa đổi cơ cấu tính giá điện hiện nay trên thực tế là kế hoạch phát sinh của ngành điện. Nguyên cớ là bởi cuối tháng 5 đến tháng 6, nhiều hộ gia đình bất ngờ với hoá đơn tiền điện tăng cao gấp 3-4 lần so với trước. Mọi bức xúc đổ đồn cho lý do biểu giá giá lũy tiến bất hợp lý. Đây hầu hết là các trường hợp có hoá đơn từ 1,3-2 triệu đồng/tháng, tương ứng mức dùng từ 600-850 kWh.
![]() |
Một hộ gia đình dùng khoảng 700kWh, 400kWh đầu là 803.950 đồng, 300kWh điện sau phải trả 776.100 đồng, tăng thêm 96,5% so với tháng dùng 400kWh điện dù lượng điện tiêu thụ chỉ tăng thêm 75%.
Với nguyên tắc dùng nhiều giá cao, từ số 400kWh trở lên, tức bậc 6 hiện này, đơn giá là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 74,3% giá bậc 1, hơn 68,7% giá ở bậc 2, đắt hơn 44% giá ở bậc 3, đắt hơn 15,3% giá ở bậc 4 và cao hơn 3% giá ở bậc 5.
Có thể hiểu, kiến nghị từ phía người dân về biểu giá điện thực ra là mong muốn ngành điện cần giảm bớt áp lực giá quá cao ở các bậc cuối. Gốc vấn đề ở đây không phải là câu chuyện chia bao nhiêu bậc mà chính là khoảng cách giữa các bậc thang và đơn giá ra sao.
Tuy nhiên, các phương án chia bậc thang của EVN hiện nay, những hộ dùng tới 500-700kWh sẽ chỉ được lợi thêm khoảng 20.000-30.000 đồng. Tốc độ tăng tiền điện chắc chắn vẫn cao hơn tốc độ tăng lượng điện.
Năm 1994, điện sinh hoạt đã bắt đầu áp dụng bậc thang và giá luỹ tiến, với mức cuối cùng là 251 kWh trở lên thì chịu giá cao nhất. Năm 1997, bậc cuối cùng là từ 300kWh trở lên. Từ năm 2007 đến nay, bậc cuối cùng là 400 kWh trở lên.
Trong khi đó, 8 năm trôi qua, mức sống và nhu cầu sinh hoạt của người dân đã tăng lên rất nhiều. TS Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Người nghèo giờ có thể sử dụng thêm tủ lạnh hay vài cái quạt. Các hộ khá hơn đã có thể dùng bếp từ".
Một câu hỏi lớn đặt ra mà EVN vẫn chưa giải đáp rõ: vì sao vẫn duy trì mốc 400kWh trở lên là mốc bậc tháng chịu giá đắt nhất trong 8 năm qua?
Vì sao giá bậc cuối cùng này lại là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 48% so với giá điện sinh hoạt trung bình mà EVN công bố chỉ 1.747 đồng/kWh.
Theo tính toán, giá điện sinh hoạt trung bình như trên cũng chỉ đúng với trường hợp dùng khoảng 240kWh. Nếu dùng 300kWh, giá điện trung bình người dân phải trả là 1.845,5 đồng/kWh, cao hơn đáng kể giá bình quân chung.
Chính vì thế, khi EVN lấy ý kiến về biểu giá điện, TS Nguyễn Minh Phong bày tỏ: "Chia bậc thang như EVN đề xuất vẫn chưa giải quyết được các hạn chế cũ".
"Cần phải xem xét lại nhu cầu tiêu dùng điện thực tế để chia bậc thang. Ví dụ, bậc 1, nhóm hộ nghèo, thu nhập thấp có thể không phải là 50kWh đầu mà phải là 200kWh đầu tiên. Nhóm thứ hai là hộ có thu nhập khá trở lên, mức tiêu dùng điện phải là từ 300- 700kWh, thậm chí là 1.000kWh...", TS Phong nói.
TS Lê Đăng Doanh đề nghị: "EVN phải xem xét mức độ luỹ tiến cho hợp lý, đảm bảo lợi ích thoả đáng của người dân chứ không nên chỉ tích đến lợi ích đảm bảo đủ doanh thu của mình".
Hiện nay, ở Malaysia, bậc thang cuối cùng là trên 900kWh, ở Úc là trên 1.630-1650 kWh, ở Hồng Kông là trên 1.500kWh, ở Hàn Quốc là trên 500kWh.
Điện một giá sẽ hạn chế tiêu cực?
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN giải thích: "Giá điện hiện nay còn mang ý nghĩa an sinh xã hội, người giàu hỗ trợ cho người nghèo và khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện. Dùng nhiều trả giá cao còn bởi, càng sản xuất nhiều điện thì ngành điện càng phải chịu chi phí cao. Điều này ngược hẳn với sản xuất các loại hàng hoá thông thường.
Với nguyên tắc dùng nhiều giá cao, từ số 400kWh trở lên, tức bậc 6 hiện này, đơn giá là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 74,3% giá bậc 1, hơn 68,7% giá ở bậc 2, đắt hơn 44% giá ở bậc 3, đắt hơn 15,3% giá ở bậc 4 và cao hơn 3% giá ở bậc 5.
Có thể hiểu, kiến nghị từ phía người dân về biểu giá điện thực ra là mong muốn ngành điện cần giảm bớt áp lực giá quá cao ở các bậc cuối. Gốc vấn đề ở đây không phải là câu chuyện chia bao nhiêu bậc mà chính là khoảng cách giữa các bậc thang và đơn giá ra sao.
Tuy nhiên, các phương án chia bậc thang của EVN hiện nay, những hộ dùng tới 500-700kWh sẽ chỉ được lợi thêm khoảng 20.000-30.000 đồng. Tốc độ tăng tiền điện chắc chắn vẫn cao hơn tốc độ tăng lượng điện.
Năm 1994, điện sinh hoạt đã bắt đầu áp dụng bậc thang và giá luỹ tiến, với mức cuối cùng là 251 kWh trở lên thì chịu giá cao nhất. Năm 1997, bậc cuối cùng là từ 300kWh trở lên. Từ năm 2007 đến nay, bậc cuối cùng là 400 kWh trở lên.
Trong khi đó, 8 năm trôi qua, mức sống và nhu cầu sinh hoạt của người dân đã tăng lên rất nhiều. TS Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Người nghèo giờ có thể sử dụng thêm tủ lạnh hay vài cái quạt. Các hộ khá hơn đã có thể dùng bếp từ".
Một câu hỏi lớn đặt ra mà EVN vẫn chưa giải đáp rõ: vì sao vẫn duy trì mốc 400kWh trở lên là mốc bậc tháng chịu giá đắt nhất trong 8 năm qua?
Vì sao giá bậc cuối cùng này lại là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 48% so với giá điện sinh hoạt trung bình mà EVN công bố chỉ 1.747 đồng/kWh.
Theo tính toán, giá điện sinh hoạt trung bình như trên cũng chỉ đúng với trường hợp dùng khoảng 240kWh. Nếu dùng 300kWh, giá điện trung bình người dân phải trả là 1.845,5 đồng/kWh, cao hơn đáng kể giá bình quân chung.
Chính vì thế, khi EVN lấy ý kiến về biểu giá điện, TS Nguyễn Minh Phong bày tỏ: "Chia bậc thang như EVN đề xuất vẫn chưa giải quyết được các hạn chế cũ".
"Cần phải xem xét lại nhu cầu tiêu dùng điện thực tế để chia bậc thang. Ví dụ, bậc 1, nhóm hộ nghèo, thu nhập thấp có thể không phải là 50kWh đầu mà phải là 200kWh đầu tiên. Nhóm thứ hai là hộ có thu nhập khá trở lên, mức tiêu dùng điện phải là từ 300- 700kWh, thậm chí là 1.000kWh...", TS Phong nói.
TS Lê Đăng Doanh đề nghị: "EVN phải xem xét mức độ luỹ tiến cho hợp lý, đảm bảo lợi ích thoả đáng của người dân chứ không nên chỉ tích đến lợi ích đảm bảo đủ doanh thu của mình".
Hiện nay, ở Malaysia, bậc thang cuối cùng là trên 900kWh, ở Úc là trên 1.630-1650 kWh, ở Hồng Kông là trên 1.500kWh, ở Hàn Quốc là trên 500kWh.
Điện một giá sẽ hạn chế tiêu cực?
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN giải thích: "Giá điện hiện nay còn mang ý nghĩa an sinh xã hội, người giàu hỗ trợ cho người nghèo và khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện. Dùng nhiều trả giá cao còn bởi, càng sản xuất nhiều điện thì ngành điện càng phải chịu chi phí cao. Điều này ngược hẳn với sản xuất các loại hàng hoá thông thường.
“Giá điện là loại giá đặc biệt như vậy nên "chưa thể đồng giá ngay", ông Tri nói.
![]() |
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thắng, một cán bộ quản lý từng công tác lâu năm trong lĩnh vực điện năng chia sẻ, giá bậc thang hiện nay cũng đang gây ra nhiều hệ luỵ thiếu minh bạch và phát sinh tiêu cực. |
"Để tranh thủ hưởng lợi giá điện thấp ở các bậc thang đầu, nhiều hộ gia đình lách luật, chia hộ để lập công tơ riêng. Vì thế, tổng lượng điện sử dụng có khi tăng lên, nhưng giá điện đã phải trả bị giảm nhiều", ông nói.
Hà Nội có khoảng 2,3 triệu công tơ, trong đó, nếu phát triển 10% theo mục tiêu ngành điện thì mỗi năm có thêm 230.000 công tơ điện. Chi phí mua mới, đấu nối đường dây, có thể lên tới 3-5 triệu đồng/công tơ. Tổng chi phí cho việc lắp các công tơ mới mỗi năm lên tới 600-1000 tỷ đồng. Trong đó, không thể đo đếm được bao nhiêu công tơ mới lập ra là "ảo".
Ông phân tích tiếp: "Để hỗ trợ sinh viên, người thuê nhà, ngành điện cũng có những chính sách cứ 4 người thì được lập thành 1 công tơ nhưng thực tế, hầu như không áp dụng được".
Cũng vì mức giá cao thấp cách biệt ở mỗi bậc nên mới phát sinh hiện tượng, một số cán bộ điện lực đã cố tình ghi sai số, ghi thấp ở tháng chưa tăng giá điện rồi sau đó, dồn số điện cao lên ở tháng bắt đầu tăng giá để tăng doanh thu tiền điện.
"Nếu áp dụng điện đồng giá thì chắc chắn EVN tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư công tơ, đơn giản thủ tục thanh toán, đỡ phát sinh các sai sót, tiêu cực khi ghi chỉ số. Nhờ đó, EVN sẽ giảm được giá thành đáng kể, người dân thì yên tâm vì sự minh bạch", vị chuyên gia này phân tích.
Hà Nội có khoảng 2,3 triệu công tơ, trong đó, nếu phát triển 10% theo mục tiêu ngành điện thì mỗi năm có thêm 230.000 công tơ điện. Chi phí mua mới, đấu nối đường dây, có thể lên tới 3-5 triệu đồng/công tơ. Tổng chi phí cho việc lắp các công tơ mới mỗi năm lên tới 600-1000 tỷ đồng. Trong đó, không thể đo đếm được bao nhiêu công tơ mới lập ra là "ảo".
Ông phân tích tiếp: "Để hỗ trợ sinh viên, người thuê nhà, ngành điện cũng có những chính sách cứ 4 người thì được lập thành 1 công tơ nhưng thực tế, hầu như không áp dụng được".
Cũng vì mức giá cao thấp cách biệt ở mỗi bậc nên mới phát sinh hiện tượng, một số cán bộ điện lực đã cố tình ghi sai số, ghi thấp ở tháng chưa tăng giá điện rồi sau đó, dồn số điện cao lên ở tháng bắt đầu tăng giá để tăng doanh thu tiền điện.
"Nếu áp dụng điện đồng giá thì chắc chắn EVN tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư công tơ, đơn giản thủ tục thanh toán, đỡ phát sinh các sai sót, tiêu cực khi ghi chỉ số. Nhờ đó, EVN sẽ giảm được giá thành đáng kể, người dân thì yên tâm vì sự minh bạch", vị chuyên gia này phân tích.
Theo Phạm Huyền (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục

Petrolimex có Tổng giám đốc mới
(20/07)

Thị trường chứng khoán liệu có tái lập đỉnh lịch sử?
(20/07)

Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học
(20/07)

Gần 10.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện gió ở Quảng Trị
(20/07)

Ngân hàng hé lộ kết quả quý II: NCB lãi đột biến, loạt "ông lớn" bứt phá
(20/07)

Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao?
(19/07)

32 tuổi, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường được trả lương vỏn vẹn 3 triệu/tháng: Mối quan hệ trong công ty gia đình từ góc nhìn cá nhân gây chú ý!
(19/07)

Thực hư chuyện đầu cơ giữ phòng khách sạn, vé máy bay ở Côn Đảo?
(19/07)
Tin mới nhất
-
Khám nghiệm hiện trường, giám định kỹ thuật xác định nguyên nhân lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
Indonesia liệu có sảy chân, sớm đụng U23 Việt Nam ở bán kết? (20/07)
-
Chị dâu cũ gửi lại con rồi mất tích, 3 năm sau tôi gặp lại chị… trong nhà mẹ chồng với thân phận không tin nổi (20/07)
-
NSƯT Kim Tử Long gặp chấn thương, cả đoàn phim phải ngưng quay (20/07)
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
-
Mẫu iPhone chính thức hết thời, ai đang dùng phải bỏ ngay, người mua mới phải tránh xa (20/07)
-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
Bài đọc nhiều

Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp

4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản

Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích"

Phó chủ tịch Quảng Ninh nêu lý do lực lượng cứu hộ ra hiện trường lật tàu có "độ trễ"

Vụ lật tàu 35 người tử vong, 4 người mất tích: Công an Quảng Ninh nói về khả năng khởi tố vụ án