Kinh tế

Làn sóng kêu gọi Trung Quốc xóa nợ cho các dự án 'Vành đai và Con đường'

Các ngân hàng Trung Quốc sẽ xem xét việc tạm dừng thanh toán lãi nhưng việc xóa nợ là điều không thể.

Tờ Financal Times đưa tin, Trung Quốc đã nhận được một làn sóng yêu cầu giảm nợ từ các quốc gia bị khủng hoảng kinh tế bao gồm một phần khoản nợ Sáng kiến Vành đai và Con đường - một  chương trình phát triển được cho là lớn nhất thế giới, bởi ảnh hưởng của virus coronavirus.

Các cố vấn chính trị và ngân hàng Trung Quốc thông tin với Financial Times rằng Bắc Kinh đang xem xét một số câu trả lời, bao gồm cả việc hoãn thanh toán lãi cho các khoản vay từ các tổ chức tài chính của nước này. Nhưng họ cũng cảnh báo các nước này không nên kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ xóa hoàn toàn các khoản nợ.

Làn sóng kêu gọi Trung Quốc xóa nợ cho các dự án 'Vành đai và Con đường'

Một nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Phát triển Trung Quốc - ngân hàng chính sách Trung Quốc , cùng với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, đang đứng đầu hàng trăm tỷ đô la cho vay đối với các dự án BRI trên toàn thế giới cho hay: "Chúng tôi hiểu nhiều nước đang tìm cách đàm phán các điều khoản vay nợ."

"Tuy nhiên, cần phải có thời gian để đạt được thỏa thuận mới và chúng tôi thậm chí không thể đi ra nước ngoài vào thời điểm này. Các khoản vay BRI không phải là viện trợ nước ngoài. Ít nhất chúng ta cần thu hồi tiền gốc và một khoản lãi vừa phải. 20% danh mục đầu tư của chúng tôi gặp vấn đề. Chúng tôi không thể tiếp tục để chuyện này xảy ra. Chúng tôi có thể xem xét thực hiện các khoản vay và giảm lãi suất. Nhưng nói chung, các khoản vay của chúng tôi đều tuân theo nguyên tắc thị trường”, chuyên gia nghiên cứu cho biết thêm.

BRI, được ra mắt vào năm 2013 như một sáng kiến ​​chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới. Trong số 138 quốc gia đã chính thức tham gia BRI, hầu hết là các quốc gia đang phát triển, nhiều quốc gia có xếp hạng tín dụng thấp nhất thế giới.

RWR Advisory, một công ty tư vấn có trụ sở tại Washington, đã ước tính rằng tổng số tiền mà các tổ chức tài chính Trung Quốc cho các nước tham giam các dự án BIS vay kể từ năm 2013 là 461 tỷ đô la. Ngay cả khi tính đến tỷ lệ rất thấp các dự án hoàn thành được công bố, với khoản vốn cho vay khổng lồ như vậy cho đến nay BIS được coi là sáng kiến ​​phát triển lớn nhất trên thế giới.

Theo Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến Johns Hopkins, các quốc gia gửi đơn đề nghị Bắc Kinh xóa nợ chủ yếu là ở Châu Phi. Đây là nơi chính phủ, ngân hàng và doanh nhân Trung Quốc cho vay 143 tỷ đô la từ năm 2000 đến 2017.

Một cố vấn chính sách của chính phủ Trung Quốc, cho biết lựa chọn ưu tiên của Bắc Kinh đối với các yêu cầu giảm nợ trong nước sẽ là để đình chỉ thanh toán tiền lãi cho các khoản vay. Việc xóa nợ vĩnh viễn chỉ có thể là lựa chọn cuối cùng của Bắc Kinh.

HL (Nguoiduatin.vn)