Kinh tế
10/03/2015 10:09Ngân hàng lùng mua "con nợ"
Các ngân hàng đang ráo riết tìm mua lại khoản nợ của người vay tiền từ ngân hàng khác để tăng thêm dư nợ cho vay, còn người vay giảm được chi phí về lãi suất.
“Bằng cách nào, bởi tôi không còn tài sản để thế chấp vay vốn NH khác?”, chị Diệu băn khoăn. “Chị không lo khâu này. Trước khi tất toán cho chị, NH sẽ làm thủ tục cho vay với tài sản thế chấp là tài sản mà chị đã thế chấp ở NH bạn, lãi suất 10-11%/năm áp dụng trong năm đầu tiên”, nhân viên tín dụng giải thích. “Nếu được như thế, một tháng tôi giảm được 10-20 triệu đồng tiền lãi”, chị Diệu tính toán rồi đề nghị nhân viên NH cung cấp hồ sơ để chuyển khoản vay từ NH cũ sang NH mới.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Như thế, với số dư tiền gửi của DN luôn ở mức hàng trăm tỷ đồng , NH chỉ chi trả lãi suất không kỳ hạn 0,5%/năm, tính ra NH cho vay với lãi suất cực thấp vẫn lời to. Ngoài ra, NH còn khai thác thêm khách hàng là các công ty con, CBCNV của DN nhằm tăng thêm dư nợ cho vay.
Theo giới phân tích, do người muốn chuyển đổi khoản vay không còn tài sản thế chấp nên NH thường tạm ứng tiền để họ trả nợ cho NH bạn. Như thế, NH không phải tiêu tốn công sức khai thác, tìm kiếm mà vẫn thu hút được khách hàng tốt.
“Việc mua lại “con nợ” từ NH khác là nghiệp vụ bình thường của các NH”, TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh (BDI), đánh giá. Tuy nhiên, ông Nghĩa lưu ý nghiệp vụ này phải bảo đảm được lợi ích của NH lẫn khách hàng thì hai bên mới nên thực hiện.
Đề cập việc NH này chèo kéo mua lại “con nợ” của NH khác, chuyên gia tài chính Lê Trí Hiếu phân tích, trong bối cảnh nền kinh tế hấp thụ vốn yếu - cụ thể, chỉ trong tháng 2/2015, số DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động lên tới 14.040, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; còn số DN đăng ký thành lập mới là 13.700 - rõ ràng “chiếc bánh” cho vay không thể to ra.
Trong khi đó, NH thương mại nhà nước luôn chiếm lĩnh 50%-60% thị phần cho vay, buộc các NH khác phải cạnh tranh theo hướng lôi kéo khách hàng của NH bạn về vay vốn NH mình với lãi suất thấp hơn 1%-2% là hợp lý, hoặc cho vay với lãi suất cực thấp nhưng vẫn phù hợp với chi phí vốn đầu vào.
Quy trình ngược Muốn mua “con nợ” của NH A, thông thường NH B sẽ xem xét hồ sơ, định giá tài sản thế chấp, thẩm định năng lực trả nợ. Mặt khác, NH B cũng yêu cầu khách hàng ủy quyền cho mình trả nợ NH A và nhận lại tài sản đã thế chấp. Điểm đáng chú ý là quy trình cho vay có phần đảo ngược. Cụ thể, sau khi hai bên ký hợp đồng tín dụng, NH B sẽ giải ngân bằng cách mang tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng để tất toán số tiền mà họ đã vay NH A, rồi tiếp nhận tài sản thế chấp của khách hàng. Khâu công chứng hợp đồng tài sản thế chấp đã được khách hàng và NH B ký trước. Sau khi nhận được tài sản thế chấp, NH B mang hợp đồng đến phòng công chứng đóng dấu. |
Tin cùng chuyên mục








-
Cảnh tượng xé lòng: Người vợ trẻ ngã quỵ bên thi thể chồng sau vụ ô tô tông liên hoàn ở Hà Nội (17/07)
-
Phim 18+ sốc nhất thế kỷ 21: Cảnh nóng chấn động vượt mức cho phép, nữ chính đóng xong cạch mặt cả ekip (17/07)
-
Thông tin mới nhất về nguyên nhân bún đổi màu trắng sang đỏ ở Đà Nẵng (17/07)
-
Cứ tưởng mình có phước lấy được vợ đẹp, ngờ đâu họ hàng lại lên án gay gắt (17/07)
-
Thanh Hóa đẩy mạnh xuất khẩu lao động (17/07)
-
Không phải Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc, đây mới là bãi biển được du khách nhận xét "Top 1 Việt Nam" (17/07)
-
Người Brazil nói về Xuân Son, bóng đá Brazil và Đức (17/07)
-
Chân dung 2 thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hưng Yên (17/07)
-
9 "vua doanh số" của các thương hiệu xe phổ thông tại Việt Nam nửa đầu năm 2025 (17/07)
-
"Tiểu thư Thái Lan" lại gây sốc: Thêm cáo buộc lừa đảo và tống tiền (17/07)
Bài đọc nhiều




