Kinh tế
29/06/2024 15:58Việt Nam vừa có GDP quý tăng trưởng vượt cả kịch bản cao nhất
Sáng nay, tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, đây là mức tăng theo quý cao thứ hai trong giai đoạn 2020 - 2024, chỉ xếp sau quý 2 của năm 2022.
Trong mức tăng nêu trên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,29%, đóng góp 45,73%; khu vực dịch vụ tăng 7,06%, đóng góp 48,91%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong cả giai đoạn 2020-2024. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%.
So với 2 kịch bản tăng trưởng theo Nghị quyết 01/NQ-CP dựa trên kết quả tăng trưởng GDP quý 1/2024 thì tăng trưởng GDP quý 2/2024 đã cao hơn so với kịch bản (5,85% ở kịch bản thấp và 6,32% ở kịch bản cao).
Đây là kết quả tích cực để Việt Nam theo đuổi “trần trên” của mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 là 6,5%.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay gần 6%, nhờ vào lực cầu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng với các chính sách hỗ trợ.
Đánh giá sau đợt tham vấn định kỳ, ông Paulo Medas, Trưởng nhóm phụ trách Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 đầy thử thách đã tăng trưởng 5% nhờ những chính sách quyết liệt của Chính phủ. Những xáo trộn với thị trường bất động sản, căng thẳng về tài chính và xuất khẩu giảm mạnh đã tác động mạnh tới nền kinh tế.
Từ cuối 2023, chuyên gia của IMF đánh giá nền kinh tế dần phục hồi nhờ xuất khẩu và du lịch tích cực hơn, cũng như có sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng phù hợp.
"Tăng trưởng kinh tế dự báo phục hồi ở mức gần 6% trong năm 2024, được hỗ trợ bởi cầu bên ngoài tiếp tục mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và các chính sách nới lỏng hỗ trợ", ông Paulo Medas cho biết.
Tuy nhiên, chuyên gia IMF cho rằng những rủi ro vẫn còn cao. Xuất khẩu - động lực chính của nền kinh tế Việt Nam - có thể yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng cầu trong nước dự báo vẫn còn yếu do các doanh nghiệp phải chèo chống với mức nợ cao trong khi thị trường bất động sản sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn trong trung hạn.
Theo Dy Khoa (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Nữ nhân viên ngân hàng ở Đồng Nai kêu oan trong vụ án lừa đảo hơn 6,1 tỷ đồng (17/07)
-
Vụ nữ sinh người Mỹ gốc Việt tử vong ở tư thế treo ngược trước ngày cưới: Hung thủ ra tay như thế nào ở nơi có 75 chiếc camera giám sát? (17/07)
-
Clip sốc: Mỹ nam Vbiz bị đồng nghiệp đạp thẳng vào mặt, người trong cuộc nói 1 câu chấn động (17/07)
-
Thủ đô các nước cấm xe máy chạy xăng thế nào? (17/07)
-
Người đàn ông ở Bắc Ninh nguy kịch nghi mắc bệnh dại (17/07)
-
TP.HCM: Bức xúc trước hình ảnh cặp đôi bỏ lại bé trai sơ sinh trước cổng trung tâm nhân đạo rồi vội vã bỏ đi (17/07)
-
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng đỉnh điểm đến 38 độ, rồi lại mưa giông (17/07)
-
4 trường hợp công chức nghỉ việc sau 1/7 được hưởng chế độ theo Nghị định 178 (17/07)
-
Lời kể ám ảnh vụ ô tô tông liên hoàn ở Hà Nội khiến 2 cháu nhỏ nguy kịch, 1 người tử vong (17/07)
-
"Nhịn ăn" cả năm mới mua nổi 1m2 chung cư Hà Nội (17/07)
Bài đọc nhiều




