Pháp luật
23/07/2024 13:44Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và em gái nhận tội
Sáng 23/7, phiên tòa xét xử vụ án FLC tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vào phòng xử để lấy lời khai. Trước đó, trong phần thẩm vấn các bị cáo khác, ông Quyết bị cách ly.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng truy tố, không có ý kiến gì về tội danh và cho biết sẽ chấp nhận phán quyết của tòa.
Trước câu hỏi của HĐXX về các hành vi phạm tội, về số tiền thu lợi bất chính,… bị cáo Trịnh Văn Quyết liên tục nhắc lại: Những gì cáo trạng mô tả là đúng bản chất hành vi phạm tội của bị cáo.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX về mục đích hành vi phạm tội, bị cáo Quyết trình bày: Chưa bao giờ bị cáo có ý định chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Chủ trương mua lại công ty là để khai thác lĩnh vực xây dựng, chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của cả hệ thống Tập đoàn FLC. Và sau đó là triển khai mở rộng thực hiện các công trình bên ngoài phạm vi Tập đoàn. Trước khi bị bắt, bị cáo đã thực hiện được điều đó.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày, việc khai báo như trên là hoàn toàn tự nguyện và cũng không có ý kiến gì về lời khai của các bị cáo khác.

Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu, quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.
Ông Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do bị can Trịnh Thị Minh Huế (kế toán tập đoàn FLC, em gái ông Quyết) quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng.
Về phần mình, bị cáo Trịnh Minh Huế khai, mọi hành vi của bị cáo đều làm theo chỉ đạo của anh trai. Bị cáo cũng thừa nhận tất cả các nội dung như mô tả trong cáo trạng.
Trình bày về việc nâng vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, bị cáo Huế nói: Bị cáo Quyết bảo bị cáo rút tiền ngân hàng rồi nộp vào công ty nâng vốn. Bị cáo giữ nguyên các lời khai trong quá trình điều tra.
Bị cáo Huế cũng trình bày không được hưởng lợi gì từ các hành vi phạm tội theo chỉ đạo của anh trai.
Theo T.Nhung (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




