Pháp luật
17/07/2015 11:16Vụ Giang Kim Đạt: "Phát súng" thu hồi tài sản tham nhũng
Việc kê biên hoặc phong tỏa tài sản của Giang Kim Đạt ở Singapore không khó, có thuận lợi là Singapore giúp đỡ và Interpol vào cuộc.
|
Phó trưởng Ban Nội chính TƯ Phạm Anh Tuấn |
Hy vọng đây sẽ là tiền đề, phát súng đột phá trong thu hồi tài sản tham nhũng, Phó trưởng Ban Nội chính TƯ cũng chỉ ra "cái mắc" hiện nay là thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng người VN nhưng mua ở nước ngoài.
"Mắc ở chỗ giữa VN và quốc gia đó có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp không, trong đó có nội dung kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản, mỗi nước lại có pháp luật riêng", ông Phạm Anh Tuấn nói.
"Nhưng cũng rất may là hiện số quốc gia tham gia Công ước LHQ về chống tham nhũng tương đối đông, mà Công ước này cũng có nội dung về thu hồi tài sản. Ví dụ kê biên tài sản của người tham nhũng theo yêu cầu của quốc gia có người tham nhũng chạy đến, hoặc phong tỏa tài sản ở các ngân hàng của người đó hoặc người thân của họ theo yêu cầu của quốc gia đó".
Việc kê biên hoặc phong tỏa tài sản của Giang Kim Đạt ở Singapore, theo ông Tuấn là không khó, thuận lợi là có sự đồng tình, giúp đỡ của Singapore và sự vào cuộc của Interpol.
Nhiều cách biến hóa tài sản
Phó trưởng Ban Nội chính TƯ cũng đồng tình rằng thủ đoạn chuyển hóa tài sản tham nhũng qua tên bố mẹ như trường hợp Giang Kim Đạt là tương đối phổ biến.
"Họ chẳng dại gì trực tiếp đứng ra giao dịch, hay đứng tên mình trong giao dịch, vì là người có chức vụ, quyền hạn, hàng năm họ đều phải kê khai tài sản. Nếu đứng tên mình với những tài sản lộ liễu thì sẽ bị đặt câu hỏi về thu nhập chính thức".
Ông Phạm Anh Tuấn thừa nhận những kẻ tham nhũng có nhiều hình thức pháp lý khác nhau để tẩu tán, biến hóa tài sản tham nhũng.
"Về mặt chủ quan chúng ta đều cảm nhận được, nhưng để kết luận có đúng tài sản này được hình thành từ tham nhũng không thì phải có quy định pháp lý rất chặt chẽ. Chống tham nhũng quyết liệt nhưng cũng phải thận trọng, tránh oan sai".
Nhưng từ chuyện Giang Kim Đạt là cán bộ bình thường mà tài sản khủng, Phó trưởng Ban Nội chính TƯ nhìn nhận cơ chế kiểm soát từ hai góc độ: Thứ nhất, phải xem lại cơ chế quản lý kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp.
Thứ hai là xem lại cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn một cách minh bạch, công khai, đã đi vào cuộc sống nhưng chưa phát huy hiệu quả.
"Phải kiểm soát cho chặt chẽ chứ một trưởng phòng kinh doanh không lớn mà tham ô dễ dàng 18,6 triệu USD, một số tiền lớn có thể xóa đói giảm nghèo, làm bao nhiêu việc có ích cho xã hội", ông Phạm Anh Tuấn nói.
Theo Chung Hoàng - Hồng Nhì (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ nữ diễn viên 18+ bị điều tra bán dâm cho sao nam gen Z: 'Chúng tôi chưa từng đụng chạm, có lẽ âm mưu thực sự là…' (04/07)
-
AFC ra thông báo bất ngờ về tin đồn Malaysia bị xử thua trận gặp tuyển Việt Nam (04/07)
-
Cô dâu đẹp khủng khiếp đang khiến MXH dậy sóng: Gương mặt hoàn mỹ đến từng milimet, netizen mắt ngắm tay lưu ảnh lia lịa (04/07)
-
Mặt hàng của Việt Nam 'làm mưa làm gió' ở một quốc gia giàu có, tăng trưởng 69 lần (04/07)
-
Cựu sao Arsenal bị truy tố tội hiếp dâm, tấn công tình dục (04/07)
-
Người phụ nữ trèo lên dây điện ở TPHCM đã tử vong (04/07)
-
Nhiều ô tô va chạm liên hoàn trước vòng xoay chợ đêm Đà Lạt (04/07)
-
Du khách 'tố' bị 'chặt chém' ăn 5 suất bún, cháo hết 810.000 đồng ở Bãi Cháy (04/07)
-
Tố bác sĩ tắc trách, người nhà làm náo loạn Trung tâm y tế để lễ 'trục vong' (04/07)
-
Đêm nay và ngày mai, nhiều nơi mưa to (04/07)
Bài đọc nhiều





