Thế giới
25/07/2022 16:01Bé trai 16 tuổi tử vong vì hóc trân châu lúc uống trà sữa

Theo báo chí địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 24/7 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, khi đó một nam thiếu niên sau khi mua một cốc trà sữa tại một cửa hàng ở khu thương mại thì bắt đầu vừa đi bộ vừa hút trà sữa. Tuy nhiên trong quá trình thưởng thức món ăn sở thích, một hạt trân châu vô tình đã mắc vào cổ họng cậu bé làm người thiếu niên bị ho và sặc rồi dần bị nghẹt thở trước khi rơi vào trạng thái bất tỉnh.
Nhận được tin báo của người dân, các nhân viên cấp cứu đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên khi đến nơi họ phát hiện nam thanh niên đã không còn dấu hiệu hô hấp. Bên cạnh là ly trà sữa trân châu đã bị đổ. Mặc dù các nhân viên đã cố gắng sơ cứu và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần đó nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu sống được chàng trai.
Sau khi tin tức về vụ sặc trân châu được công bố trên các phương tiện truyền thông, sự việc đã trở thành vấn đề được bàn luận rộng rãi và tạo ra sự hoảng sợ cho nhiều người. Một số bình luận đã đưa ra phân tích về sự nguy hiểm của việc nghẹt thở khi tắc khí quản giống trường hợp của nạn nhân và cho biết nó có thể xảy ra dễ dàng vào bất cứ lúc nào và vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Một số người dùng mạng xã hội khác cũng cảnh báo nhiều người rất dễ bị sặc thức ăn trong khí quản. Trong đó trân châu ở trà sữa rất mịn và trơn, nếu người dùng uống quá nhanh rất có thể sẽ bị nghẹn. Một số người còn đưa ra bình luận về lần uống quá nhanh của mình cho đến khi viên trân châu trào ra khỏi lỗ mũi nhưng may mắn là anh ta vẫn có thể sống sót.
Ngoài ra phía bệnh viện còn đưa ra thêm một giả thuyết khác về nguyên nhân qua đời của cậu bé trên đó là: “Cũng có khả năng bọt trà sặc lên khí quản của cậu bé dẫn đến việc nạn nhân bị ho rồi tắc thở.”
Để tránh những tai nạn tương tự, các bác sĩ cũng khuyên những người khi chứng kiến sự việc tương tự hãy sử dụng phương pháp cấp cứu có tên gọi là Heimlich Maneuver, hay cú húc vào bụng. Phương pháp này nhằm để giúp thức ăn hoặc vật lạ làm tắc nghẽn khí quản có thể thoát ra ngoài giúp người bị nạn có thể hô hấp và thoát được lúc nguy hiểm.
QT (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
Bài đọc nhiều




