Thế giới
07/11/2022 14:42Dân mạng Trung Quốc tranh cãi kịch liệt phong tục không cho đàn ông độc thân dự đám cưới em ruột
Chàng trai họ Hu ở thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã tuân thủ truyền thống tránh xuất hiện tại đám cưới của em trai, khi cô dâu và chú rể thực hiện nghi thức quỳ gối, theo Xibu Juece.
Trước lễ cưới, cha mẹ liên tục nhắc nhở Hu rằng anh phải tuân theo phong tục truyền thống. Dù biết phong tục cổ hủ, Hu vẫn làm theo để gia đình vui vẻ trong lễ cưới em trai.
Hôm 01/11, Hu đăng tải đoạn video tự quay, cho thấy anh ở trong nhà, còn họ hàng và bạn bè có mặt đầy đủ để chúc mừng chú rể và cô dâu.
"Trong ngày trọng đại, cha mẹ nói tôi nên tránh mặt một lúc, khuyên tôi nên trốn trong toilet," Hu nói với Xibu Juece.
Hu không muốn vào toilet nên đã tìm một vị trí kín đáo trong vườn, không để cô dâu, chú rể nhìn thấy.
"Miễn là em dâu không thấy tôi, mọi chuyện sẽ ổn. Phong tục ở đây là như vậy. Chỉ mất khoảng 10 phút để em dâu tôi làm lễ quỳ gối, sau đó tôi được ra ngoài", Hu giải thích thêm.
Sau khi nghi thức hoàn tất, Hu dự lễ cưới của em trai như bình thường, đứng cạnh em trai và em dâu để chụp ảnh.
Tuy vậy, câu chuyện của Hu gây tranh cãi kịch liệt trên mạng xã hội về phong tục đám cưới truyền thống ở Trung Quốc.
"Có phải tôi là người duy nhất thấy phong tục này rất kì quặc không?", một người bình luận.
"Quê tôi cũng có phong tục tương tự. Nếu em gái lấy chồng, chị gái độc thân không được xuất hiện, cho tới khi tiệc cưới bắt đầu," một người khác viết.
Câu chuyện tương tự cũng thu hút sự chú ý của dư luận hồi tháng trước, khi một phụ nữ độc thân 31 tuổi ở miền Nam Trung Quốc nói cô phải trốn trên nóc nhà trong đám cưới của bốn người em.
Hà An (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
-
Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp (20/07)
-
Tin cảnh báo giông lốc được gửi khi tàu Vịnh Xanh đã xuất bến, bị lật (20/07)
-
4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản (20/07)
-
Tang thương bao trùm gia đình 4 người thiệt mạng trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (20/07)
-
Hành khách nhảy xuống biển để thoát thân khỏi con tàu đang bốc cháy ngùn ngụt, tiếng la hét khắp nơi (20/07)
-
“Về với chị đi, nằm dưới lạnh lắm em ơi…” - Đau lòng tiếng gọi người thân dưới chân cầu Bãi Cháy (20/07)
-
Du khách sợ hãi giữa dông lốc trên sông ở Tam Cốc, khu du lịch nói gì? (20/07)
Bài đọc nhiều




