Thế giới
09/09/2015 11:21Nữ nhân viên quay phim mất việc vì ngáng chân người di cư
Trong đoạn video được một phóng viên người Đức đăng tải, bà Lazlo cầm máy quay ghi lại cảnh những người tị nạn đang vượt qua hàng rào cảnh sát ở trại tị nạn thuộc ngôi làng Roszke - Hungary, giáp biên giới Serbia.
![]() |
Bà Petra Lazlo (trái) quay người đàn ông bế đứa con chạy qua. Ảnh: News.com.au |
![]() |
|
|
Sau đó, bà ngáng chân ông khiến cả 2 cha con bị vấp té. Ảnh: News.com.au |
N1TV – được quản lý bởi Đảng Jobbik theo đường lối chống nhập cư ở Hungary – sau khi xem lại đoạn băng hình đã lập tức “đuổi cổ” bà Lazlo ra khỏi đài. “Các nhân viên N1TV hôm nay cư cử không thể chấp nhận ở ngôi làng Roszke. Mối quan hệ của chúng tôi (với bà Lazlo) đã chấm dứt” – đại diện N1TV nói với trang News.com.au.
Hàng trăm người di cư tìm cách vượt qua cửa khẩu chính giữa Hungary và Serbia hôm 8-9 đã bị lực lượng an ninh dùng hơi cay đẩy lui. Khoảng 300 người trong số 1.500 di dân vẫn đang chờ đợi ở trại tị nạn Roszke, chờ đi tàu hoặc cuốc bộ đến TP Szeged của Hungary. Cảnh sát sau đó thuyết phục được họ tới một số trại tị nạn khác cũng trong lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, cũng có người vẫn tìm cách vượt qua biên giới và bị cảnh sát bắt giữ rồi chuyển bằng xe buýt về lại Roszke.
|
Tấm ảnh cảnh báo "chiến binh IS" được xác nhận là giả. Ảnh: Facebook |
Trong khi đó, đài BBC (Anh) cho biết một bức ảnh ghép lan truyền trên mạng xã hội Facebook cho thấy có khả năng các chiến binh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã giả làm người di cư trà trộn vào châu Âu.
Bức hình bên trái chụp một tay súng IS râu quai nón cầm súng trường nhưng ở tấm hình bên phải, hắn cạo sạch râu, mặc áo thun và đeo một chiếc ba lô. Chú thích cho biết bức ảnh bên phải được chụp tại biên giới Macedonia.
“Có nhớ kẻ này không. Hồi năm ngoái, hắn có mặt trong những bức ảnh của IS. Còn bây giờ, hắn biến thành một người tị nạn” – thông điệp được chia sẻ kèm bức ảnh viết.
Tuy nhiên, theo hãng tin AP, người đàn ông trên tên là Laith Al Saleh, một chỉ huy của lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA). Trước đây, anh ta làm thợ trát vữa ở TP Aleppo. Peter Lee Goodchild, người đàn ông chia sẻ bức ảnh “tay súng IS giả làm người di cư”, đã xác nhận với đài BBC rằng ông lấy bức ảnh từ mạng xã hội Twitter và đính chính thông tin mình đã đưa là sai sự thực.
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




