Thế giới
22/06/2022 14:54Ông Putin hé lộ thời điểm đưa tên lửa tân tiến nhất vào chiến đấu
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các học viên hải quân Nga hôm 21/6, Tổng thống Putin cho biết: “Chúng ta đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng Sarmat. Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên như vậy sẽ được triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu vào cuối năm 2022".

Theo đài RT, Nga đã tiến hành bắn thử nghiệm tên lửa Sarmat hồi tháng 4. Mẫu ICBM này sẽ thay thế các tên lửa Voyevoda (NATO gọi là SS-18 Satan) thế hệ cũ hơn.
Hồi tháng 4, Dmitry Rogozin, lãnh đạo Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos từng ca ngợi Sarmat là mẫu tên lửa mạnh nhất trong lớp của nó xét về tầm bắn và đầu đạn. Theo quan chức này, Sarmat được thiết kế để "bất khả chiến bại" trước tất cả các hệ thống phòng không hiện có. Ông Rogozin nói thêm, Sarmat nhanh hơn nhiều so với Voyevodas và "có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi hầu như không giới hạn".
Đại tá Sergey Karakayev, Tư lệnh các Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga hồi đầu tháng này thông báo, quá trình hiện đại hóa với các tên lửa sẵn sàng chiến đấu hàng đầu, bao gồm cả Sarmat và vũ khí lướt siêu vượt âm Avangard, sẽ đạt 86% vào cuối năm nay.
Theo CSIS, Sarmat là một trong 6 "siêu vũ khí" được ông Putin giới thiệu đầu năm 2018. Quân đội Nga không tiết lộ thời điểm dự án Sarmat ra đời, nhưng truyền thông nước này đưa tin, chương trình phát triển dòng ICBM tân tiến được xúc tiến từ thập niên 2000.
Tháng 6/2019, Bộ Quốc phòng Nga lần đầu công khai đặc điểm kỹ chiến thuật của Sarmat tại triển lãm quân sự Army 2019. Tên lửa được công bố có tổng trọng lượng 208 tấn, trong đó đầu đạn chiếm gần 10 tấn và đạt tầm bắn 18.000km. Với tầm bắn như vậy, một số chuyên gia nhận định tên lửa có thể được phóng vòng qua Nam Cực, né tránh mạng lưới cảnh báo hướng về phía Bắc Cực của Mỹ.
Sarmat được tin có thể sở hữu tính năng tương tự Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS) do Liên Xô phát triển thời Chiến tranh Lạnh, trong đó đầu đạn bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp rồi trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ cao.
Mỗi quả đạn Sarmat dài 35,5m, có đường kính 3m, mang được 10 - 15 đầu đạn hạt nhân hồi quyển độc lập (MIRV) với tổng sức mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, kèm theo nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Sarmat cũng có thể lắp đầu đạn siêu vượt âm Avangard hoặc nhiều loại vũ khí lướt siêu vượt âm trong tương lai.
Theo Tuấn Anh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Sau vụ cháy khiến 8 người tử vong ở TPHCM: Cảnh sát đến tận chung cư vận động gỡ lồng sắt, tháo ‘chuồng cọp’ (12/07)
-
Cùng một tên gọi, ở Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán hơn 50 triệu/kg: Tại sao lại đắt như vậy? (12/07)
-
Nữ diễn viên nổi tiếng tung loạt ảnh sexy, hé lộ thông tin gây chú ý, hàng trăm người quan tâm (12/07)
-
Tuần mới (14-20/7) đón lộc Thần Tài, 4 con giáp gặp vô vàn may mắn, công việc hanh thông, tiền bạc dồi dào! (12/07)
-
Bắt khẩn cấp 31 người bán 253 tỷ đồng "bóng cười" cho các tụ điểm ăn chơi (12/07)
-
Bộ y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi" giả danh bảo vệ bệnh viện, đưa bệnh nhân vào phòng khám (12/07)
-
Chồng coi tôi là đồ bỏ đi, khi tôi ly hôn thật thì anh trở nên trượt dốc, 3 năm sau gặp lại, bộ dạng của anh khiến tôi thất kinh (12/07)
-
Nóng: HLV Kim Sang-sik gạch tên chân sút Việt kiều ngay trước thềm khai mạc giải Đông Nam Á (12/07)
-
Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch (12/07)
-
Tôi đã bắt đầu lại cuộc sống thứ hai sau tuổi 50: 3 cách buông bỏ để sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn (12/07)
Bài đọc nhiều




