Thế giới
06/07/2025 15:02Quá tải trước tên lửa Iran, hệ thống phòng không Israel tự bắn lẫn nhau
Khi lá chắn "bắn nhầm chính mình"
Ngày 16/6, chỉ một ngày sau làn sóng tên lửa đạn đạo thứ hai của Iran nhằm vào lãnh thổ Israel, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố đã sử dụng một chiến thuật hoàn toàn mới, nhằm làm cạn kiệt năng lực phòng thủ của đối phương. Theo thông cáo chính thức, các đơn vị IRGC đã "khiến hệ thống điều khiển phòng thủ đa tầng của kẻ thù thất bại, dẫn tới việc các tên lửa phòng không tự bắn hạ lẫn nhau".
Mặc dù chưa có xác nhận độc lập về việc các tên lửa đánh chặn của Israel thực sự tiêu diệt lẫn nhau, hay chỉ đơn giản là do bị đánh lừa, tuyên bố này ngay lập tức thu hút sự chú ý từ giới quan sát quân sự quốc tế. Đây không chỉ là đòn tấn công vật lý, mà còn là một đòn tâm lý chiến nguy hiểm nhằm vào uy tín công nghệ quốc phòng Israel - vốn từ lâu được phương Tây xem là lá chắn bất khả xâm phạm ở Trung Đông.
IRGC là lực lượng nắm toàn quyền điều hành kho tên lửa đạn đạo khổng lồ của Iran, đồng thời cũng là đơn vị vận hành hầu hết các dòng UAV tấn công tầm xa. Trong chiến dịch đáp trả này, họ đảm nhận vai trò trung tâm, sau khi các đòn không kích từ Israel hôm 13/6 gây thiệt hại nghiêm trọng tại hàng loạt mục tiêu, bao gồm cơ quan chính phủ, nhà riêng của các nhà khoa học và tướng lĩnh, căn cứ quân sự và thậm chí là khu vực hạt nhân.
Phòng không Israel dày đặc nhưng vẫn không ngăn được tên lửa Iran
Lãnh thổ Israel nhỏ, nhưng lại được phủ kín bởi các lớp phòng không hiện đại bậc nhất thế giới, từ David's Sling, Barak 8, Arrow, Iron Dome cho đến THAAD của Mỹ và hệ thống AEGIS trên các tàu khu trục ngoài khơi. Tuy nhiên, bất chấp sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mỹ, Iran vẫn có thể xuyên thủng mạng lưới này bằng các đòn tấn công tập trung và nay, có thể còn dùng chính hệ thống phòng không của đối phương chống lại họ.
Sự kiện này khiến nhiều chuyên gia nhắc lại một tiền lệ đáng lo ngại, trong các vụ phóng tên lửa quy mô nhỏ từ Yemen trước đó, Israel từng không đánh chặn kịp và điều này đã khiến niềm tin vào lá chắn nhiều tầng bị lung lay. Lần này, sự thành công của Iran càng khiến dư luận Israel lo ngại, buộc họ phải tiếp tục yêu cầu thêm hỗ trợ từ Mỹ, không chỉ về radar, tiếp dầu trên không hay tên lửa đánh chặn, mà thậm chí cả triển khai tàu chiến SM-3, SM-6 đến Đông Địa Trung Hải để phòng thủ tuyến ngoài.
Những hình ảnh từ Tel Aviv hôm 15/6 cho thấy thiệt hại lớn sau loạt tấn công tên lửa Iran, dường như vượt xa những gì các hệ thống phòng thủ đã ngăn chặn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hoặc hệ thống đã quá tải, hoặc Iran đang bắt đầu sử dụng các dòng tên lửa tiên tiến hơn với khả năng cơ động và tránh đánh chặn vượt trội.
Trận chiến tiêu hao
Theo các phân tích độc lập, điểm then chốt trong chiến thuật của Iran chính là bài toán kinh tế chiến tranh. Một quả tên lửa Iran thuộc các dòng như Fateh, Qiam, Sejjil hay Dezful, có chi phí sản xuất rẻ hơn hơn nhiều lần so với các tên lửa đánh chặn của Israel như Arrow hay David's Sling. Trong nhiều trường hợp, một mục tiêu bay của Iran cần tới 2-3 tên lửa đánh chặn để vô hiệu hóa, đồng nghĩa với việc Israel đang phải "chi đắt gấp 10 lần" cho mỗi lần phòng thủ.
Với kho tên lửa đạn đạo tầm trung lớn gấp bội phần so với tổng số tên lửa phòng không mà Israel sở hữu, IRGC hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược "tiêu hao bằng số lượng". Họ chỉ cần liên tục tập kích dồn dập, để đối phương buộc phải dùng các hệ thống đánh chặn đắt đỏ dẫn đến kiệt quệ kho dự trữ, hao mòn hệ thống radar, thậm chí gây ra lỗi trong hệ thống điều khiển hỏa lực đa tầng như tuyên bố của Tehran.
Thậm chí, nếu Iran thực sự khiến hệ thống phòng thủ Israel "bắn lẫn nhau", thì điều đó còn vượt xa cả tổn thất vật chất, mà là một cú đánh vào niềm tin chiến lược và học thuyết phòng thủ chủ đạo của quốc gia Do Thái.
Áp lực đè lên cả hai
Trong bối cảnh đó, Không quân Israel và các đơn vị đặc nhiệm hoạt động ngầm trong lãnh thổ Iran đứng trước hai lựa chọn: hoặc gây tổn thất nghiêm trọng cho các thành phố lớn của Iran nhằm buộc Tehran phải dừng tay, hoặc tung ra các đợt tấn công lớn nhằm tiêu diệt kho tên lửa và căn cứ của IRGC trước khi những đòn tiếp theo được phóng đi.
Tuy nhiên, chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Iran không hề dễ dàng khi Tehran có hệ thống phòng không từng bắn hạ UAV tàng hình RQ-4 Global Hawk của Mỹ, và lực lượng IRGC luôn bố trí lực lượng rải khắp nhiều khu vực chiến lược. Hơn nữa, việc sử dụng UAV cảm tử, tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đạn đạo giúp Iran có thể triển khai tấn công từ sâu trong nội địa, ngoài tầm phản ứng của phần lớn hệ thống tấn công chính xác của Israel.
Với cuộc đấu trí - đấu lửa này, cán cân không còn đơn giản là công nghệ cao đấu với số đông, mà đang trở thành trận chiến giữa chiến thuật tiêu hao hiện đại và niềm tin tuyệt đối vào "lá chắn bất khả xâm phạm" của một quốc gia đã quen với thế thượng phong.
Tin cùng chuyên mục








-
Bí mật rùng mình đằng sau 1 TRẠI HÈ: Phụ huynh phát hiện chân tướng từ tin nhắn bị thu hồi vội vã (06/07)
-
Bộ ảnh 18+ của Hải Tú: Đừng chà đạp một cô gái vì những lựa chọn khi cô ấy đã trưởng thành (06/07)
-
Đình Tú và vợ hot girl đi thử váy cưới, visual cô dâu xinh bất bại! (06/07)
-
Người sống sót sau lũ lụt Texas kể tình cảnh "thiên đường trở thành đống đổ nát" (06/07)
-
Tạm giữ ông bố buộc xích, kéo lê con trên phố Hải Phòng (06/07)
-
Cuộc tẩu thoát giữa ban ngày gây chấn động, hai gia đình tan nát (06/07)
-
NSND Công Lý xưng hô "kỳ lạ" gây tranh cãi, vợ kém 15 tuổi lên tiếng (06/07)
-
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả (06/07)
-
Vừa xây nhà bạc tỉ, trung vệ ĐT Việt Nam cưới luôn mẹ đơn thân, dàn sao Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng chúc mừng (06/07)
-
U23 Việt Nam bất ngờ chia tay “nhân tố X” trước khi hành quân sang Indonesia (06/07)
Bài đọc nhiều




