Thế giới
10/01/2022 10:22Sự thật về biến thể con lai của Omicron và Delta mang tên Deltacron

Phát biểu với Sigma TV, Leondios Kostrikis, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Síp, đã công bố một biến chủng có dấu hiệu di truyền giống Omicron trong bộ gen Delta đã được tìm thấy ở Síp. Ông cũng nói thêm rằng nhóm của ông đã xác định được 25 trường hợp nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động tiềm ẩn của nó.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã tỏ ra nghi ngờ về giả thuyết này và họ đều cho rằng có thể việc ô nhiễm trong phòng thí nghiệm là nguyên nhân mà mạng xã hội xuất hiện từ khóa Deltacron sau thông báo của giáo sư Kostrikis.
Thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bác sĩ về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Krutika Kuppalli nói rằng: 'Đơn giản là Deltacron thực sự không có thật'.

Bà Krutika Kuppalli viết trên mạng xã hội Twitter rằng Deltacron nhiều khả năng đây chỉ là kết quả của sự nhiễm bẩn trong phòng thí nghiệm. Một số ý kiến khác cho rằng đây có thể là do sự đồng nhiễm biến thể Delta và Omicron.
Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lời Nick Loman, giáo sư bộ gen vi sinh vật tại Đại học Birmingham ở Anh, nói rằng Deltacron thực sự chỉ là một “ảo tưởng kỹ thuật” xảy ra trong quá trình giải thích bộ gen của virus.
Ông Loman nói rằng các dạng tái tổ hợp của virus có thể xuất hiện khi có nhiều biến thể của một mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng.
Trở lại với giáo sư Kostrikis, theo ông, những trường hợp ông phát hiện được cho thấy virus đột biến do áp lực tiến hóa và đây không phải là trường hợp tái tổ hợp duy nhất.
Ông cũng giải thích rằng số lượng nhiễm Deltacron ở bệnh nhân nhập viện cao hơn so với nhóm không nhập viện, vì vậy điều này loại trừ giả thuyết ô nhiễm trong phòng thí nghiệm, ông Kostrikis nói.
Ngoài ra, các mẫu virus này đã được giải trình tự nhiều lần ở hơn một quốc gia, trong đó có ít nhất một trình tự từ Israel đã được tải lên cơ sở dữ liệu toàn cầu cho thấy các đặc điểm di truyền của Deltacron.
Ông Kostrikis nói: “Những phát hiện này bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ rằng Deltacron là do lỗi kỹ thuật.

Mới đây nhất, chuyên gia sức khỏe toàn cầu, Tiến sĩ Boghuma Kabisen Titanji chia sẻ những nghi ngờ của mình về các tuyên bố trên rằng 'các nhà khoa học hãy giải thích một cách thận trọng'.
Bà cho biết: 'Điều tốt nhất chúng ta có thể làm ngoài việc lo lắng về SARSCoV2, tốc độ lây nhiễm của nó và đặt ra những cái tên biến thể mới thì hãy đảm bảo rằng vắc-xin có sẵn cho tất cả mọi người và kết hợp tiêm chủng với các chiến lược khác giúp hạn chế sự lây lan của virus."
Hiện Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh vẫn chưa đưa ra phản hồi cũng như xác nhận về các ý kiến trên.
QT (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
Bài đọc nhiều




