Xã hội
04/06/2017 10:48Bệnh viện đông đúc, ngột ngạt ngày nắng nóng kỷ lục trên 41 độ C ở Hà Nội
Nhiệt độ nắng nóng lên trên 41 độ C cộng với lượng bệnh nhân tăng đã khiến không khí vốn đã căng thẳng ở các bệnh viện ở Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt.
Theo PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm trên 40 - 41 độ C phá vỡ kỷ lục ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng từ 10%-15% so với bình thường.
Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.200-3.500 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…
PGS.TS Điển dự báo số lượng bệnh nhân có thể sẽ tăng vọt trong tuần tới, ngay cả khi đợt nóng kết thúc bởi lúc này, khi nền nhiệt thay đổi cũng là lúc cơ thể không kịp thích nghi nên càng dễ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn.
Theo ông Điển, để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện cũng đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh và tổ chức đón tiếp từ 5 giờ sáng. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhi từ 7 giờ sáng.
Tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, chỉ trong hai ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám cũng gia tăng, mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân. Các bệnh chủ yếu như: Bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não…
Còn tại bệnh viện Bạch Mai trong ngày 3/6, nắng nóng khiến cho tất cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều cảm thấy "ngạt thở", họ ngồi chật kín ghế và gốc cây.
Gia đình anh Tùng (Hà Nam) đưa người nhà lên khám do bị đau đầu. Đi từ 4h sáng, vượt gần 100 km đến bệnh viện, tới gần 16h, sau khi khám xét, làm đủ các loại chụp chiếu vẫn chưa tìm ra bệnh.
"Ngồi vạ vật từ sáng ở dưới gốc cây như thế này mà nắng quá, gần cuối chiều rồi mà còn chưa tắt nắng, oi nóng kinh khủng, cứ thế này người khỏe còn kiệt sức nữa là người bệnh", anh Tùng chia sẻ.
![]() |
Buồng bệnh nhi tại BV Bạch Mai |
TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viện là tuyến cuối nên luôn trong tình trạng đông đúc, quá tải. Trong khi đó thời tiết vào mùa nắng nóng càng nhiều người đổ bệnh.
Vấn đề người nhà bệnh nhân nằm vạ vật ở trong bệnh viện khi thời tiết nóng, ông Hùng cũng chia sẻ, bệnh viện chỉ quản lý bệnh nhân, còn về người nhà thì thời tiết nắng nóng thế này viện tạo điều kiện để mọi người vào trong hành lang tránh nắng.
Cẩn trọng với sốc nhiệt
TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắng nóng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc sẽ kéo dài, nhiệt độ chắc chắc còn lên cao trong những ngày tới nên nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra, đặc biệt, với những người phải đi ngoài đường.
Theo TS Chính, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng dễ gặp.
Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước.
Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng.
Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… có nguy cơ dễ sốc nhiệt.
Do đó, để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10-16 giờ bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, nhiệt độ trong phòng điều hoà và ngoài trời không được để chênh lệch quá lớn, tốt nhất nên bật ở mức từ 25-27 độ C.
Cùng với đó, tránh sử dụng chất lỏng có cafein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt. Không uống nước chứa muối khi không có chỉ định của bác sĩ...
Theo Hoàng Đan (Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Bí mật rùng mình đằng sau 1 TRẠI HÈ: Phụ huynh phát hiện chân tướng từ tin nhắn bị thu hồi vội vã (06/07)
-
Bộ ảnh 18+ của Hải Tú: Đừng chà đạp một cô gái vì những lựa chọn khi cô ấy đã trưởng thành (06/07)
-
Đình Tú và vợ hot girl đi thử váy cưới, visual cô dâu xinh bất bại! (06/07)
-
Người sống sót sau lũ lụt Texas kể tình cảnh "thiên đường trở thành đống đổ nát" (06/07)
-
Tạm giữ ông bố buộc xích, kéo lê con trên phố Hải Phòng (06/07)
-
Cuộc tẩu thoát giữa ban ngày gây chấn động, hai gia đình tan nát (06/07)
-
NSND Công Lý xưng hô "kỳ lạ" gây tranh cãi, vợ kém 15 tuổi lên tiếng (06/07)
-
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả (06/07)
-
Vừa xây nhà bạc tỉ, trung vệ ĐT Việt Nam cưới luôn mẹ đơn thân, dàn sao Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng chúc mừng (06/07)
-
U23 Việt Nam bất ngờ chia tay “nhân tố X” trước khi hành quân sang Indonesia (06/07)
Bài đọc nhiều




