Xã hội
14/06/2025 21:53Sẽ chỉnh sửa sách giáo khoa sau sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh
Ngày 14/6, Bộ GD-ĐT thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới.
Theo đó, năm học 2024-2025 là năm chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tổ chức thực hiện xong một chu kì từ lớp 1 đến lớp 12 theo lộ trình. Bộ GD-ĐT đã tổ chức các bước thực hiện rà soát, đánh giá việc thực chương trình. Trong quá trình triển khai đánh giá, một số môn học và nội dung giáo dục đã được đề xuất cập nhật, điều chỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2025, việc rà soát chương trình và sách giáo khoa được triển khai trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trên cơ sở rà soát, Bộ GD-ĐT đã xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính, gồm: Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5, lớp 9; Địa lí lớp 12; Lịch sử và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.
Các môn này sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học làm căn cứ để thực hiện chỉnh sửa sách giáo khoa, như cập nhật yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội...
Việc chỉnh sửa chương trình môn học được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi sách giáo khoa, tăng cường hướng dẫn để giáo viên, nhà trường chủ động thực hiện chương trình theo thẩm quyền cho phù hợp với thực tế.

Bộ GD-ĐT cho hay, năm học 2025-2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời có trách nhiệm chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, nhà trường triển khai thực hiện bảo đảm liên tục, không gián đoạn và phù hợp với thực tế.
Bộ GD-ĐT cho biết đang khẩn trương hoàn tất việc rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 để cập nhật, điều chỉnh một số môn học nhằm bảo đảm chương trình được triển khai phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng giai đoạn, trong đó có các môn học bị ảnh hưởng do điều chỉnh địa giới hành chính.
Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn các nhà xuất bản, tổ chức cá nhân có sách giáo khoa được phê duyệt, chỉnh lý nội dung cần thiết để cập nhật được thông tin hành chính mới theo hướng bảo đảm tính ổn định của sách giáo khoa, hiệu quả trong triển khai dạy học.
"Đối với nội dung giáo dục địa phương, căn cứ nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, trên cơ sở chương trình khung và các văn bản của Bộ GD-ĐT đã ban hành, các địa phương chủ động lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục địa phương, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính mới và mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, phát huy tính chủ động của địa phương trong tổ chức thực hiện chương trình, đồng thời đảm bảo nội dung giáo dục được cập nhật kịp thời theo những thay đổi hành chính – xã hội mới", Bộ GD-ĐT thông tin.
Theo Thúy Nga (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Mỹ phẩm do chiến thần livestream Võ Hà Linh quảng cáo bị thu hồi (14/07)
-
Quế Ngọc Hải thông báo rời CLB Bình Dương, điểm đến sẽ khiến cả V.League bất ngờ? (14/07)
-
U23 Việt Nam đến Indonesia bảo vệ ngôi vô địch U23 Đông Nam Á (14/07)
-
Campuchia nêu điều kiện tái mở cửa biên giới với Thái Lan (14/07)
-
Camera "bóc" cảnh nam tiktoker bị chém gần đứt bàn tay: Nhóm đối tượng ra tay trong 30 giây (14/07)
-
Câu nói gây chú ý của cựu phó trưởng công an phường trong vụ 'chạy án' 2,1 tỷ đồng (14/07)
-
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè (14/07)
-
Hơn 2.000 trận động đất đã xảy ra tại hòn đảo Nhật Bản, người dân sống trong sợ hãi với rung chấn vô tận (14/07)
-
Nút bấm ít ai để ý tới giúp cabin ô tô mát nhanh mà không cần bật điều hòa (14/07)
-
Giá vật liệu xây dựng 'leo thang': Dân, doanh nghiệp 'gồng mình' chịu trận (14/07)
Bài đọc nhiều




