Xã hội
11/03/2015 09:00Tài xế không phải mua vé tại trạm thu phí quốc lộ
Tài xế không phải mua vé tại trạm thu phí
![]() |
Trạm thu phí không dừng được lắp đặt thí điểm. |
Thứ trưởng Trường cho biết, công nghệ thu phí không dừng (ETC) được thí điểm áp dụng tại 3 trạm thu phí nói trên là công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) do Hoa Kỳ phát triển, đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Công nghệ này có nhiều ưu điểm so với các công nghệ khác như: Chi phí đầu tư thấp, thao tác đơn giản, tốc độ nhận diện phương tiện nhanh, kết quả thu phí chính xác lên tới 99,99%, dễ được chủ phương tiện giao thông chấp thuận (do thẻ RFID được cấp miễn phí)…
Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động này, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh E-tag (cấp miễn phí) để dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Tài khoản này có thể dễ dàng nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như: Nạp trực tiếp, qua mạng Internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại…
Sau khi xe đã được dán thẻ E-tag chạy vào làn thu phí, hệ thống nhận diện xe bằng công nghệ laser sẽ kích hoạt camera chụp biển số và chuyển thông tin, hình ảnh về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản thu phí của xe. Nếu tài khoản thu phí của xe đủ điều kiện để qua trạm, các thanh chắn barrie sẽ được mở tự động để xe đi qua.
Theo Thứ trưởng Trường, trong trường hợp tài khoản thu phí của xe không đủ tiền hoặc xe không dán thẻ E-tag, hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ thu một dừng (MTC). Toàn bộ giao dịch thu phí tại trạm thu phí một dừng đều được chuyển về và lưu trữ trên trung tâm dữ liệu của hệ thống.
Công nghệ hiện đại nhưng mức phí không tăng
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì buổi họp báo. |
“Trước đây, lái xe đi qua trạm thu phí một dừng phải mua vé, nhưng nay áp dụng công nghệ trạm thu phí không dừng, lái xe không phải mua vé. Tiền được thanh toán thẳng qua tài khoản. Như vậy, việc nộp phí nhanh chóng, thuận tiện hơn”, Thứ trưởng Trường nói thêm.
Theo ông Trường, việc đưa vào áp dụng công nghệ trên, nhà đầu tư tránh được thất thoát, tiêu cực và tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí cho các công tác in vé. Các chủ phương tiện tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian lưu thông vì không phải dừng lại để trả tiền.
Còn các cơ quan quản lý đường bộ không chỉ giảm được chi phí sửa chữa cầu đường, mà còn tiết kiệm chi phí cho các trạm cân lưu động và nhân lực cho các trạm thu phí thủ công. Thêm nữa, công nghệ này cũng góp phần làm giảm thiểu khí thải độc hại, tăng tuổi thọ động cơ phương tiện và giúp cho các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả các phương tiện.
Tin cùng chuyên mục








-
Sắp xảy ra ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái Đất (05/07)
-
34 tỉnh, thành phải kiểm kê đất đai sau sắp xếp (05/07)
-
Tóc Tiên tiếp tục khoá mạng xã hội sau hàng loạt dấu hiệu bất ổn (05/07)
-
Ca cấp cứu đặc biệt cho nam du khách người nước ngoài bất tỉnh trên đường do ngộ độc bóng cười (05/07)
-
Chưa từng có: iPhone đồng loạt giảm giá nhờ thuế VAT, đây có phải lúc 'xuống tiền'? (05/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỷ đồng, đèn LED tùy biến lần đầu xuất hiện, chạy 583km/sạc, sạc 2 năm không tốn tiền (05/07)
-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
-
HAGL chiêu mộ ngoại binh Brazil cao 1m83, gạch tên tiền đạo 8 tháng chưa ghi bàn? (05/07)
-
Hàng hóa đồng loạt giảm giá (05/07)
Bài đọc nhiều




