Đời sống
27/07/2025 18:11Bé trai 13 tuổi mắc gan nhiễm mỡ vì nghiện chơi điện thoại
Một trường hợp điển hình mới đây tại Đài Loan (Trung Quốc): bé trai 13 tuổi, trong kỳ nghỉ hè, dành hơn 10 giờ mỗi ngày để chơi game, xem video trên điện thoại, kết quả mắc gan nhiễm mỡ mức trung bình.
Bác sĩ chuyên khoa nội tiết - giảm cân cho trẻ em Vương Lục Đình, người trực tiếp điều trị, cho biết: bệnh nhi cao 1m60, nặng 72kg, ngoài thời gian ngủ, hầu như đều cắm mặt vào màn hình điện thoại. Kết quả xét nghiệm ghi nhận chỉ số ALT (chức năng gan) tăng vọt lên 72 U/L (mức bình thường dưới 45), triglyceride 160 mg/dL, đồng thời xuất hiện đề kháng insulin - dấu hiệu cảnh báo rối loạn chuyển hóa sớm.
Đây không phải trường hợp cá biệt, theo bác sĩ Vương, nghiên cứu mới nhất cho thấy, trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng thiết bị điện tử quá 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao gấp 2,1 lần so với nhóm dùng ít hơn. Lý do là lối sống ít vận động, ngồi lâu, ăn uống mất cân đối đang trở thành “chuẩn mực mới” của nhiều gia đình, âm thầm đẩy trẻ đến gần nguy cơ béo phì và tổn thương gan.
5 lời khuyên từ chuyên gia giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ ở trẻ
1. Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử
Theo khuyến nghị phòng chống béo phì ở trẻ, thời gian sử dụng màn hình nên giới hạn dưới 2 giờ/ngày. Cha mẹ có thể linh hoạt điều chỉnh theo độ tuổi, nhưng nên có “khung giờ không màn hình” vào cuối tuần để tăng tương tác gia đình, giảm nguy cơ cận thị và tăng cân.
2. Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn
Bộ Y tế Đài Loan (Trung Quốc) khuyến nghị trẻ cần ít nhất 60 phút hoạt động thể chất ở mức trung bình trở lên mỗi ngày. Ngoài ra, 3 giờ vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe, làm việc nhà… cũng giúp giảm tác hại của việc ngồi lâu, từ đó phòng ngừa các bệnh lý về gan.
3. Ăn uống điều độ, bỏ thói quen vừa ăn vừa xem
Giảm tối đa thức uống có đường, đồ chiên rán, đồ ngọt. Ưu tiên rau củ, protein và thực phẩm giàu chất xơ. Đặc biệt, không để trẻ vừa ăn vừa xem màn hình, vì sẽ dễ mất kiểm soát khẩu phần ăn, dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
4. Thiết lập giờ giấc sinh hoạt ổn định
Giấc ngủ đủ và đúng giờ giúp cơ thể ổn định hormone, thúc đẩy khả năng phục hồi gan và tăng trưởng tự nhiên. Trẻ em thức khuya, lướt điện thoại trước khi ngủ sẽ bị rối loạn nội tiết, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
5. Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo
Nếu trẻ thừa cân, béo bụng, da cổ hoặc nách sậm màu bất thường (dấu hiệu gai đen), cần đưa đi kiểm tra chức năng gan sớm. Đây là cách đơn giản nhất để phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ và ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Cảnh báo của chuyên gia: Dù gan nhiễm mỡ ở trẻ thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu để kéo dài sẽ gây viêm gan, xơ hóa gan và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe lâu dài. Trẻ có thói quen lười vận động, mê thiết bị điện tử và cân nặng vượt chuẩn đều thuộc nhóm nguy cơ cao, cần được can thiệp sớm bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh và thăm khám định kỳ.
Nguồn và ảnh: ETToday








- Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại (27/07)
- Ca sĩ Tuấn Hưng xuống tóc quy y (27/07)
- Vụ bé gái 13 tuổi ở Hà Nội mất liên lạc, tìm thấy ở TP.HCM: Tài xế chở bé đi Tây Ninh kể chi tiết bất ngờ (27/07)
- Đàn sói hoang bất ngờ xuất hiện, 50 con trâu, bò bị giết chết (27/07)
- Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới (27/07)
- Ấn Độ: Người phụ nữ bị xâm hại tập thể khi đang bất tỉnh trên xe cấp cứu (27/07)
- Bắt 2 thanh thiếu niên đâm người khác trọng thương vì cho rằng bị "nhìn đểu" (27/07)
- Người dân một phường ở Đà Nẵng bức xúc việc chậm trả tiền trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng (27/07)
- Tranh cãi 1 Anh Trai không biết concert tổ chức ở Mỹ, bị gạt khỏi show Say Hi? (27/07)
- Bạn gái nóng bỏng kể tội De Paul sự cố khó đỡ với Messi (27/07)




