Đời sống
03/07/2017 09:59Nguy hiểm khôn lường từ thứ vật dụng mà nhiều mẹ thường thích để trong tủ quần áo
Thứ vật dụng này có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng.
![]() |
Cô bé 8 tháng tuổi trở nên đờ đẫn, kém phát triển chỉ vì thói quen dùng băng phiến của mẹ. |
Một trong những thành phần của băng phiến chính là Naphthalene, một chất vô cùng độc hại nằm trong danh sách chế phẩm diệt côn trùng trong gia đình và y tế đã bị cấm từ năm 2008. Chất này có thể gây đục thuỷ tinh thể ở người, gây tổn thương não do thiếu máu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong băng phiến còn chứa paradichlorobenzen. Khi con người tiếp xúc lâu với chất này có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, nôn mửa, kích ứng da, chân tay tê và nhiều triệu chứng khác. Bên cạnh đó, việc hít băng phiến lâu ngày hoặc vô tình nuốt phải cũng có thể gây ngộ độc.
![]() |
Băng phiến chứa nhiều chất độc hại. (Ảnh minh họa) |
Nguy hiểm hơn, tiếp xúc lâu ngày với paradichlorobenzen có thể bị thiếu máu cấp tính, kích ứng đường hô hấp, dị ứng xuất huyết và viêm cầu thận. Tiếp xúc trên 15 năm có thể ảnh hưởng đến phổi, máu, hệ thần kinh trung ương và làm hỏng gan.
![]() |
Băng phiến có hình tròn, nhiều loại lại có nhiều màu như kẹo nên bé có thể nhầm lẫn và ăn vào. (Ảnh minh họa) |
Làm thế nào để ngăn chặn tác hại của băng phiến
Để ngăn chặn tác hại của băng phiến, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên sử dụng băng phiến. Nếu muốn phòng chuột gián, mối mọt, bạn có thể sử dụng các loại vật liệu tự nhiên, không gây hại đến sức khỏe của trẻ như phèn chua, bột giặt, hành tây, tía tô,…
Nếu gia đình sử dụng băng phiến đặt trong tủ quần áo, thì nên phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời một vài ngày sau khi lấy ra rồi mới mặc. Để tránh băng phiến tiếp xúc trực tiếp với quần áo, bạn nên bọc băng phiến trong giấy ăn, túi nhựa rồi mới cho vào tủ.
![]() |
Không nên để băng phiến tiếp xúc trực tiếp với quần áo. (Ảnh minh họa) |
Trong trường hợp bé vô tình nuốt phải băng phiến, tuyệt đối không cho bé uống sữa với mục đích gây ói mửa. Thay vào đó, bạn có thể dùng trà hoặc nước lọc. Và dù bé đã ói được băng phiến ra hay chưa thì cũng nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng tình huống xấu.
Theo V.Anh (Khampha.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
-
Thêm 1 "Anna lừa đảo" gây chấn động: Giả làm hôn thê của người nổi tiếng, lừa 50 nạn nhân với số tiền hàng trăm tỷ đồng, chiêu bài cực tinh vi (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
Bài đọc nhiều




