Gia đình
05/08/2020 13:352 chị em gái cùng mắc bệnh ung thư phổi, tìm hiểu gia đình mới biết họ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5-7 lần so với người khác
Bác sĩ Thái Thông, bệnh viện Taipei Beitou Health Management Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp 2 chị em gái 64 tuổi và 56 tuổi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Tiến hành chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp, bác sĩ phát hiện cô chị 64 tuổi có khối u 1,8cm ở thùy trên phổi trái, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 2; cô em 56 tuổi có khối u 1,3cm ở thùy dưới phổi trái, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 1.

Bác sĩ Thái Thông cho biết: "Sau khi nghe kết quả chẩn đoán, cả hai chị em đều tỏ vẻ kinh ngạc, bởi họ không hút thuốc và không có triệu chứng cụ thể. Hỏi thăm tiền sử mắc bệnh của người nhà, phát hiện bố và cô của 2 chị em đều qua đời vì bệnh ung thư phổi".
Bác sĩ Thái Thông thông tin thêm, quan niệm trước đây cho rằng, ung thư phổi và hút thuốc liên quan đến nhau, nhưng thực tế, hiện nay số người mắc bệnh ung thư phổi có 90% trường hợp không có thói quen hút thuốc, đa phần là nữ giới, ung thư phổi giai đoạn đầu không có triệu chứng cụ thể nên người bệnh khó phát hiện.
Ung thư phổi xảy ra do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm, môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, gene di truyền. Mọi người cần chú ý, không hút thuốc không có nghĩa là bạn không mắc bệnh. Gia đình có tiền sử người nhà mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 - 7 lần so với người bình thường, muốn giữ sức khỏe thì bạn nên tránh khói thuốc và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Bệnh hiện đứng thứ 2 trong số 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta (xếp sau ung thư gan).
Bệnh gồm hai nhóm khác nhau về điều trị và tiên lượng bệnh: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%).
Triệu chứng của ung thư phổi
Giai đoạn sớm
Bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý thường là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả.
Giai đoạn tiến triển
Triệu chứng đa dạng tuỳ theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; kèm thêm khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.
Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, tim đập nhanh, đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác, toàn thân mệt mỏi, gày sút, sốt… cũng có thể là triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng điển hình: gồm ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, ho ra máu, cơn ho khác thương so với trước đây, viêm phổi, viêm phế quản… mãi không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, cảm thấy khó thở, khò khè không rõ nguyên nhân, giọng khàn, nuốt đau… Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên bạn hãy đến bệnh viện để sàng lọc bệnh.
Theo Tú Uyên (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Phân khúc SUV cỡ B ngày càng nóng (09/07)
-
Mời tình cũ dự đám cưới, chồng khiến vợ "đứng hình" với lý do không tưởng (09/07)
-
Cô gái sụp đổ vì phát hiện bạn trai sắp cưới trong video của “Lão Hồng Nam Kinh”, phản ứng của gã thanh niên càng khiến nhiều người phẫn nộ (09/07)
-
Cầu sập, nhiều phương tiện rơi xuống sông, ít nhất 9 người tử vong (09/07)
-
Đóng máy phim "Dịu dàng màu nắng" (09/07)
-
Nữ tài xế tông xe hàng loạt không có nồng độ cồn và ma túy (09/07)
-
Đêm khuya, cả gia đình hoảng sợ vì bị người đàn ông cầm dao dọa giết (09/07)
-
Hyundai Santa Fe "hot rần rần" MXH khi bản tiêu chuẩn còn chưa đến 900 triệu, thiết kế tranh cãi nhưng nội thất lại "ăn tiền" (09/07)
-
Marcus Rashford ra yêu sách đặc biệt với Barca (09/07)
-
Đoạn clip 15 giây giúp chàng trai Hàn Quốc kiếm được 1,3 tỷ USD, thành tỷ phú đôla ở tuổi 36 (09/07)
Bài đọc nhiều




