Gia đình
25/02/2020 09:053 dấu hiệu đặc trưng nhận diện nồi lẩu chứa đầy hóa chất
Để có một nồi lẩu ngon, an toàn cho sức khỏe thì trước tiên cần nhiều nguyên liệu phải tươi, được bảo quản, sơ chế đúng cách mới làm nên một nồi lẩu an toàn, ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

Tuy nhiên, để đáp ứng được thị hiếu cũng như lợi nhuận thì có những quán ăn, nhà hàng có thể sử dụng gia vị và hóa chất không rõ nguồn gốc để làm tăng hương vị cho nước lẩu. Các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol… gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng. Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Trong một cuộc khảo sát những người đến ăn lẩu tại một con phố lớn nổi tiếng về ẩm thực tại Hà Nội cho thấy đa số thực khách không biết cách nhận diện một nồi nước lẩu lẩu an toàn và nồi lẩu bị pha hóa chất độc hại.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia ẩm thực, 3 dấu hiệu sau sẽ giúp nhận biết nồi lẩu bạn ăn có pha 'tẩm' hóa chất hay không:

Mùi vị
Nồi nước lẩu có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Màu sắc
Nếu nước lẩu an toàn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt thì nước lẩu hóa chất và phụ gia sẽ có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam.
Nếm thử
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì đó là màu hóa học. Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Lưu ý khi ăn lẩu để bảo đảm sức khỏe

Nên có nhiều rau xanh
Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể "tiêu trừ" dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa, trừ nóng và giải độc.
Thực phẩm phải được nấu chín
Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống, rau sống. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, bởi khi đó, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa, bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa.
Theo M.H (Giadinh.net.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuần mới (14-20/7) đón lộc Thần Tài, 4 con giáp gặp vô vàn may mắn, công việc hanh thông, tiền bạc dồi dào! (12/07)
-
Bắt khẩn cấp 31 người bán 253 tỷ đồng "bóng cười" cho các tụ điểm ăn chơi (12/07)
-
Bộ y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi" giả danh bảo vệ bệnh viện, đưa bệnh nhân vào phòng khám (12/07)
-
Chồng coi tôi là đồ bỏ đi, khi tôi ly hôn thật thì anh trở nên trượt dốc, 3 năm sau gặp lại, bộ dạng của anh khiến tôi thất kinh (12/07)
-
Nóng: HLV Kim Sang-sik gạch tên chân sút Việt kiều ngay trước thềm khai mạc giải Đông Nam Á (12/07)
-
Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch (12/07)
-
Tôi đã bắt đầu lại cuộc sống thứ hai sau tuổi 50: 3 cách buông bỏ để sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn (12/07)
-
Lamine Yamal mở tiệc sinh nhật "bí ẩn", thuê dàn chân dài bốc lửa (12/07)
-
30 máy bay sẽ bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (12/07)
-
"Đón sóng" nâng hạng, vốn ngoại giải ngân nghìn tỷ khi chứng khoán lập đỉnh (12/07)
Bài đọc nhiều




