Gia đình

Cô gái mới 26 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu suốt 3 năm vì 2 thói quen thường ngày mà nhiều người Việt mắc phải

Có rất nhiều thói quen gây hại thận mà nhiều người đang vô tình mắc phải hoặc biết mà bỏ qua. Trường hợp của cô gái trẻ Hoàng Nhiên (26 tuổi, Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ.

Ngày đầu năm mới, Hoàng Nhiên (26 tuổi, Trung Quốc) đến phòng chạy thận của bệnh viện từ sớm. 3 năm qua, cô đã trở thành ''khách quen'' tại đây, mỗi tuần tới 2-3 lần, tiền tiết kiệm trong gia đình để dành cho việc này cũng đã gần cạn sạch.

Mỗi khi nghĩ đến điều đó, Hoàng Nhiên lại thấy đau lòng và hối hận vô cùng! Gia đình của cô không được khá giả cho lắm, trong nhà có một người em trai đang học cấp ba. Để có điều kiện thuận lợi cho em trai vào đại học, Hoàng Nhiên sau khi tốt nghiệp cấp 3 cách đây 3 năm, quyết định dừng việc học và làm việc trong một xưởng may ở Quảng Đông để kiếm tiền.

Để có thêm tiền công, Hoàng Nhiên hình thành thói quen không uống nước, nhịn tiểu, có khi vài tiếng cô mới đi vệ sinh một lần. Cuối cùng, một ngày nọ, đột nhiên cô cảm thấy sốt và đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đến bệnh viện khám thì phát hiện bị sỏi thận phức tạp do nhiễm trùng đường tiết niệu, sau khi uống thuốc kháng viêm cô đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Cô gái mới 26 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu suốt 3 năm vì 2 thói quen thường ngày mà nhiều người Việt mắc phải
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Sau khi hồi phục, Hoàng Nhiên vẫn nhịn tiểu tại nơi làm việc, điều này dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại trong vòng một năm. Nhưng cô không quan tâm lắm, không nghe theo lời bác sĩ, nhất quyết không uống thuốc mà thay vào đó, tin vào những bài thuốc được bạn bè giới thiệu.

Dùng các bài thuốc đó được 3 tháng, tình trạng mệt mỏi của Hoàng Nhiên ngày càng nghiêm trọng, chân và mặt sưng phù, lượng tiểu tiện ngày càng ít. Sau đó cô mới đến bệnh viện khám thì đã quá muộn, kết quả xét nghiệm chức năng thận của cô cho thấy chỉ số creatinin cao tới 1500umol/L, tức là đã mắc bệnh suy thận, và đã ở giai đoạn giai đoạn cuối tăng urê huyết. Kể từ đó, Hoàng Nhiên không còn cách nào khác là chấp nhận duy trì sự sống bằng việc chạy thận.

2 hành vi này của Hoàng Nhiên là nguyên nhân hủy hoại thận

Hoàng Nhiên đang ở độ tuổi thanh xuân đáng lẽ không phải chịu đau đớn, nguyên nhân khiến thận bị hỏng hoàn toàn là do hai hành động của cô.

1. Giữ nước tiểu trong thời gian dài

Do công việc, Hoàng Nhiên nhịn tiểu trong một thời gian dài và uống ít nước hơn. Việc nhịn tiểu có thể khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu, đồng thời vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vi khuẩn ngược dòng qua niệu quản đến thận sẽ dẫn đến viêm thận bể thận cấp, lâu ngày tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành viêm bể thận mãn tính, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

Cô gái mới 26 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu suốt 3 năm vì 2 thói quen thường ngày mà nhiều người Việt mắc phải - 1

2. Không chịu điều trị từ sớm

Trên thực tế, sau khi Hoàng Nhiên lần đầu tiên phát hiện ra các vấn đề về thận, chỉ cần cô sửa thói quen nhịn tiểu, uống nhiều nước hơn, sau đó dùng thuốc thì chức năng thận rất có thể trở lại bình thường.

Tuy nhiên, cô đã không tuân theo hướng dẫn điều trị chuẩn của bác sĩ, thay vào đó lại tin tưởng vào các bài thuốc và bỏ qua thời điểm chẩn đoán, điều trị tốt nhất. Cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng thận liên tục và thận không thể phục hồi.

Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang suy yếu

Mắt sưng, chân bị phù nề

Thận giống như một cái van. Nếu nước không chảy ra thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng phù nề. Có 2 vị trí biểu hiện rõ ràng là sưng mắt cá chân và mắt sưng húp. Bạn có thể dùng tay ấn vào chân, nếu xuất hiện vết lõm nghĩa là cơ thể đang tích nước.

Lượng nước tiểu bất thường

Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu từ 4-6 lần. Lượng nước tiểu khoảng 1000ml - 2500ml. Nếu lượng nước tiểu quá nhiều, quá ít hoặc tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm thì bạn nên cảnh giác.

Cô gái mới 26 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu suốt 3 năm vì 2 thói quen thường ngày mà nhiều người Việt mắc phải - 2

Chóng mặt

Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm, kèm theo dấu hiệu nhức đầu, kiểm tra thấy huyết áp cao. Điều này là do cơ quan của thận đang xảy ra vấn đề.

Mệt mỏi, có triệu chứng nôn ói

Khi cấu trúc của thận thay đổi như mất protein, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc chức năng của thận suy giảm gây ra bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện dấu hiệu cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi chức năng của thận suy giảm, sẽ gây ra hội chứng tăng nitơ máu, kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến biểu hiện nôn ói.

Những thói quen tàn phá thận, hầu như người Việt nào cũng mắc

Không uống đủ nước

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ các chất độc tố cũng như các chất thải. Khi không uống đủ nước, các chất độc và chất thải sẽ bắt đầu tích tụ lại và gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của bạn.

Ăn mặn

Cơ thể của bạn cần muối để hoạt động. Nhưng rất nhiều người lại tiêu thụ quá nhiều muối, việc này dẫn đến tăng huyết áp và tăng áp lực cho hoạt động của thận. Tốt nhất mỗi người một ngày, không nên tiêu thụ quá 5 gam muối.

Thường xuyên uống nước ngọt

Thói quen uống quá nhiều nước giải khát và đồ uống thể thao là một trong những tác nhân chủ yếu gây tổn thương thận.

Nguyên nhân là bởi những loại đồ uống này đều có tính acid cao và làm mất cân bằng nồng độ pH trong cơ thể.

Trong khi đó, thận lại đóng vai trò điều tiết độ pH. Vì vậy, việc thường xuyên uống nước ngọt hay đồ uống thể thao đều làm tăng áp lực và gây tổn thương cho cơ quan này.

Cô gái mới 26 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu suốt 3 năm vì 2 thói quen thường ngày mà nhiều người Việt mắc phải - 3

Thức khuya

"Kẻ thù" hàng đầu của thận nói riêng và cả cơ thể nói chung chính là thói quen tai hại xuất hiện ở nhiều người – thức khuya.

Thường xuyên thức đêm, làm việc và nghỉ ngơi không có quy luật sẽ làm tiêu hao một lượng máu lớn trong cơ thể, khiến thể xác và tinh thần đều mỏi mệt, dẫn đến thận tinh bị thiếu hụt.

Nhịn đi tiểu

Rất nhiều người không để ý đến nhu cầu đi tiểu của chính bản thân mình bởi họ quá bận rộn hoặc do không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trên thực tế, chế độ ẩm thực có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng sức khỏe của thận. Thói quen ăn nhiều thịt và các chế phẩm từ thịt, ăn ít rau sẽ gây tăng gánh nặng cho cơ quan này, thậm chí làm tổn thương thận. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt. Đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ tốt "nhà máy xử lý nước thải" của cơ thể.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài gây nhiều tác hại đối với thận, đặc biệt là thuốc giảm đau. Nguyên nhân là bởi thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, ở hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân phải dùng thuốc lâu ngày.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/co-gai-moi-26-tuoi-da-bi-suy-than-giai-doan-cuoi-phai-loc-mau-suot-3-nam-vi-2-thoi-quen-thuong-ngay-ma-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-tintuc809867