Gia đình >> COVID-19 (nCoV)

F0 trẻ em gia tăng và những lưu ý cha mẹ cần biết khi điều trị cho con tại nhà

Biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm COVID-19 nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến phụ huynh lo lắng không biết chăm sóc con làm sao cho hiệu quả, nhanh khỏi bệnh, hạn chế những di chứng hậu Covid…

Theo thống kê của Bộ Y tế về tình hình dịch Covid-19 đối với trẻ em, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Điều mà nhiều người quan tâm nhất là việc điều trị trẻ F0 tại nhà cần có những lưu ý như thế nào, có điểm gì đáng chú tâm hơn so với người lớn hay không... 

Dưới đây là những lưu ý mà chuyên gia nhắc nhở bố mẹ cần chú ý khi chăm sóc, điều trị F0 trẻ em tại nhà:

1. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày

Theo các chuyên gia, trẻ em chưa tiêm vaccine thường sốt cao và có thể rét run li bì trong 24 giờ đầu, cùng lắm là 36 giờ đã giảm căn bản, sau 48 giờ là thân nhiệt trở lại bình thường, ít trẻ quá 72 giờ.

Trong quá trình sốt, một số trẻ còn xuất hiện hiện tượng co giật. Tuy nhiên, không phải sốt do Covid-19 mới co giật mà sốt cao do cúm, sốt cao do viêm họng hoặc sốt cao do bất cứ bệnh gì cũng đều có thể bị co giật.

Nếu trẻ sốt quá 3 ngày không hạ thì cần đưa trẻ đi khám ngay vì có thể trẻ đang bị bệnh khác nữa chứ không chỉ Covid-19.

F0 trẻ em gia tăng và những lưu ý cha mẹ cần biết khi điều trị cho con tại nhà
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

2. Điều trị triệu chứng sốt là chính, ưu tiên sản phẩm trị ho từ thảo dược

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ. Liều dùng được khuyến cáo là 10 - 15mg/kg/lần, mỗi 4 - 6 tiếng uống một lần, không quá 4 lần/ngày.

Bố mẹ cũng có thể cho con uống thuốc hạ sốt dạng sirô. Với những bé thường xuyên bị nôn, trớ thì nên dùng viên đút hậu môn.

3. Bổ sung nước, điện giải, tránh lạm dụng thuốc

Giống như hầu hết các bệnh virus khác, uống đủ nước đứng đầu danh sách điều trị cho trẻ F0, đặc biệt là trẻ sốt cao, nôn hoặc tiêu chảy gây mất nước.

Trẻ nhỏ những ngày đầu biếng ăn, có thể cho uống nước luộc gà thêm ít bột canh vừa bổ sung nước, lại thêm chất điện giải và dinh dưỡng. Nếu uống được Oresol càng tốt. Nhưng không phải ai cũng uống được Oresol, vì thế mà luộc gà cho ít muối, thêm gừng vào nữa sẽ rất hiệu quả chữa Covid-19.

4. Vệ sinh mũi, họng

Bố mẹ cần vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày, chú ý rửa tay, sát khuẩn thường xuyên. Đặc biệt, việc vệ sinh mũi, họng là rất quan trọng.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể rửa mũi cho con bằng loại nước muối đơn liều và không chứa chất bảo quản. Nước muối kháng khuẩn Fysoline là một gợi ý cho bố mẹ. Nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy và các tác nhân truyền nhiễm, giảm tắc nghẽn mũi đồng thời kháng vi khuẩn, virus nhờ chứa chiết xuất Thyme, vi lượng đồng và glycerol.

Với những trẻ trên 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể chuyển sang sử dụng xịt mũi có thành phần thảo dược an toàn, tiện dụng như xịt muối kháng khuẩn Gifrer.

5. Mặc thoải mái, phòng cách ly thoáng khí

Bố mẹ cần cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo khô thoáng, sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên.

6. Bổ sung dinh dưỡng

Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho con. Trường hợp bé còn bú mẹ thì mẹ nên ăn uống đủ chất để con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.

7. Tạo không khí vui vẻ trong gia đình

Tạo không khí vui tươi, thoải mái để con cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải cách ly tại nhà. Đồng thời, hướng dẫn bé các bài tập vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/f0-tre-em-gia-tang-va-nhung-luu-y-cha-me-can-biet-khi-dieu-tri-cho-con-tai-nha-tintuc813387