Gia đình
08/08/2016 18:29Mỹ có thể tài trợ nghiên cứu phôi thai người lai thú
Nghiên cứu phôi thai lai giữa người và động vật gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa: Pinterest. |
Theo Seeker, một số chuyên gia cho rằng nghiên cứu mới có thể sẽ tạo ra những đột phá y học trong điều trị các bệnh như Alzheimer và Parkinson hoặc tình trạng vô sinh, giúp phát triển nguồn nội tạng vốn khan hiếm để cấy ghép cho con người.
Tuy nhiên, những người phản đối lo lắng cách kết hợp mang tên chimeras (lấy theo tên quái vật đầu sư tử, mình dê và đuôi rồng trong thần thoại Hy Lạp) này đặt ra những vấn đề đạo đức phức tạp và vượt ngoài những gì xã hội chấp nhận.
Năm ngoái, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) ra lệnh cấm những nghiên cứu đề xuất cấy ghép tế bào gốc của người vào phôi thai động vật vì ý tưởng này gây nhiều tranh cãi. Giờ đây, chính viện này lại đang đề nghị tài trợ cho nghiên cứu cấy ghép tế bào của con người vào một số loài động vật, bao gồm thí nghiệm dùng tế bào người để bổ sung hoặc làm biến đổi chức năng bộ não động vật.
Viện NIH sẽ trưng cầu ý kiến trong vòng 30 ngày đối với phạm vi nghiên cứu. Một ủy ban nội bộ cũng sẽ được thành lập để giám sát việc sử dụng ngân sách.
"Tôi tin tưởng những đề xuất này sẽ cho phép các nghiên cứu viên của viện tiến xa hơn, theo hướng có trách nhiệm hơn trong lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn này", Carrie Wolinetz, Phó giám đốc phụ trách về chính sách khoa học của NIH, chia sẻ.
Tuy nhiên, viễn cảnh biến đổi bộ não động vật cho giống với con người hơn khiến một số chuyên gia lo ngại.
"Hãy tưởng tượng những con lợn có bộ não người và chúng tự hỏi tại sao chúng ta lại tiến hành thí nghiệm với chúng", Stuart Newman, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y New York, Mỹ, nói. "Nếu những cơ thể người có bộ não động vật, bạn có thể nói, 'Họ không hẳn là con người nên chúng ta có thể thí nghiệm với họ và thu thập cơ quan nội tạng của họ'". Newman cho rằng những nghiên cứu như vậy rất đáng lo ngại.
Theo Robert Klitzman, giám đốc chương trình Thạc sĩ ngành đạo đức sinh học ở Đại học Columbia, Mỹ, quyết định của NIH là một bước tiến lớn đúng hướng với tiềm năng cứu chữa cho hàng triệu người mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, ông kêu gọi viện tuyển thêm các nhà đạo đức học vào ủy ban giám sát.
"Chúng ta cần phải cẩn thận với các tế bào não người", Klitzman nói. "Chúng ta không muốn một con chuột hay tinh tinh đột nhiên có những phẩm chất của con người bởi điều đó sẽ tạo ra vấn đề về mặt đạo đức".
Những nghiên cứu kết hợp tế bào của con người và động vật ít gây tranh cãi hơn đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Các nhà khoa học thường xuyên cấy khối u của người vào chuột, và van tim lấy từ lợn và bò thường được sử dụng cho bệnh nhân tim.
"Lĩnh vực này đã được nghiên cứu tại Mỹ trong nhiều năm và chắc chắn rất phổ biến trên thế giới", Samuel Packer, trưởng bộ phận đạo đức y tế tại công ty Northwell Health ở New York, nhận xét.
Theo Phương Chu (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




