Gia đình
08/09/2020 16:05Ngáy khi ngủ cảnh báo điều gì?
Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chắc hẳn ai cũng có người thân hoặc bạn bè phát ra tiếng ngáy khi ngủ khiến người xung quanh thấy không được thoải mái.

Vậy tại sao những người đó lại ngáy khi ngủ. Dưới đây là một vài lý do:
1. Béo phì
Những người béo phì thường có lượng mỡ nhiều hơn người bình thường. Bởi vậy, ở vùng hầu họng của họ có thể bị tích lũy mô mỡ, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản.
Khi hơi thở đi qua khu vực này sẽ gặp khó khăn hoặc bị ngăn lại dẫn tới tiếng ngáy mà chúng ta nghe thấy.
2. Tắc nghẽn đường hô hấp mũi
Những bất thường sinh lý ở vòm họng hoặc đường thở cũng dễ gây ra tình trạng ngáy. Đó có thể do lệch vách ngăn mũi, polyp mũi (u mềm do viêm mạn tính vì hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng). Khi đó, luồng khí luân chuyển gặp khó khăn, bị ngăn chặn, gây ra ngáy.
Dị dạng động tĩnh mạch, hàm nhỏ bất thường cũng khiến đường thở bị cản trở. Tình trạng này sẽ căng thẳng hơn khi bạn chìm vào giấc ngủ ban đêm.
3. Ngưng thở khi ngủ
Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh ngưng thở hơn 10 giây, lặp lại nhiều lần trong đêm với triệu chứng ngủ ngáy.
Bệnh nhân thường tắc nghẽn đường thở khi ngủ bởi vậy họ bị kích thích tỉnh giấc. Nếu bị ngáy và hay thức dậy giữa đêm, bạn nên tới phòng khám kiểm tra.
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trên là người béo phì, có bất thường ở đường hô hấp (hàm nhỏ, lưỡi to…), uống rượu bia nhiều, di truyền.

4. Tư thế ngủ
Tình trạng ngáy mức độ nhẹ và không thường xuyên có thể do tư thế ngủ của bạn. Nếu bạn nằm ngửa, đường thở có thể bị hẹp lại, nhất là khi gối quá cao. Cách điều chỉnh đơn giản là bạn nằm nghiêng sang một bên, mua gối có độ dày vừa phải.
5. Quá mệt
Nhiều người bình thường không ngáy nhưng sau một ngày làm việc quá sức, họ sẽ ngáy to vào ban đêm. Đây là hiện tượng xảy ra bất chợt mà các nhà khoa học chưa lý giải được. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm.
Như vậy, nếu bạn hoặc người quen ngáy khi ngủ, hãy đổi tư thế nằm nghiêng. Nếu tình trạng không giảm bớt, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, để hạn chế ngáy, bạn có thể áp dụng các thói quen tốt như chọn gối có độ cao vừa phải, ăn hạn chế vào bữa tối, không dùng thuốc an thần, không uống rượu trước lúc đi ngủ, tăng độ ẩm cho phòng (tránh cổ họng bị khô).
Theo An Yên (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
-
Những lý do không nên đổ đầy bình xăng trong mùa hè (19/07)
Bài đọc nhiều



