Gia đình
02/12/2015 14:07Ung thư "vùng kín": Bệnh khó nói ở phụ nữ
Tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM, từ năm 2010 đến 2012, 74 nữ bệnh nhân bị ung thư “vùng kín” được phẫu thuật điều trị trước khi xạ trị và được theo dõi đến thời điểm này, cho thấy tỉ lệ sống còn sau trung bình năm năm là gần 75%. Đây là tỉ lệ rất cao, ngang bằng với các trung tâm lớn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới.
![]() |
Theo BS Linh, trước năm 2004, trước khi mổ điều trị ung thư “vùng kín” cho chị e, BV thực hiện cắm phóng xạ vào khối bướu ở “vùng kín”, chờ bướu tan hết thì bước tiếp theo sẽ phẫu thuật. Nhưng việc cắt “vùng kín” thời điểm đó cũng cắt toàn bộ và cắt rộng ra bẹn hai bên. Bên cạnh đó, nguồn phóng xạ dùng cho bệnh nhân là phóng xạ hở, nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ và bị phơi nhiễm dù đã được che chắn. Với hai nhược điểm đó, BV đã ngưng phương pháp trên và chuyển qua phương pháp phẫu thuật trước khi xạ trị.
“Sau 2004, ngay lúc đầu bệnh nhân vào được chẩn đoán là ung thư “vùng kín” thì sẽ được tiến hành phẫu trị. Thuật phẫu trị gọn và cũng cắt nhỏ lại phù hợp với từng người, không nhất thiết là cắm phóng xạ và mổ thật rộng. Cũng chính vì vậy mà chất lượng sống cũng tăng lên, tác dụng phụ sau điều trị cũng hiếm gặp” - BS Linh cho biết
Cũng theo BS Linh, do ung thư “vùng kín” diễn tiến tại chỗ, không di căn xa nên chỉ cần phẫu trị và xạ trị. Nếu cắt an toàn, cắt hết khối bướu thì không cần xạ trị thêm. Trường hợp cắt không hết khối bướu thì sẽ xạ trị bổ túc hoặc khi có di căn hạch.
Trước đây ung thư “vùng kín” thường gặp ở người lớn tuổi (55-82 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay, lứa tuổi trẻ hơn (35-55) cũng có thể gặp. Theo BS Linh, nhóm người lớn tuổi sau khi hết kinh, “vùng kín” bị xơ teo - tế bào bị teo, thiếu nội tiết lâu ngày xuất hiện những phân bào bất thường thành ung thư.
Trung bình mỗi năm, BV Ung bướu tiếp nhận khoảng 6-7 ca bệnh mới. Bệnh này rất dễ phát hiện sớm với hai triệu chứng đặc trưng: Ngứa “vùng kín” dai dẳng (chiếm hơn 71%) và xuất hiện nốt sùi hay vết loét “vùng kín”. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không phải là y học không có phương tiện phát hiện sớm bệnh này. Mà vấn đề là người dân ngại đi khám vì mắc cỡ hoặc ngại nói ra. Đối với người lớn tuổi sau khi điều trị ung thư “vùng kín” xong sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nhưng đối với người trẻ, sau khi điều trị ung thư “vùng kín” thì chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là cuộc sống tình dục sẽ rất khó khăn, vì sau mổ sẽ làm biến đổi “vùng kín”. BS Trần Đặng Ngọc Linh |
Tin cùng chuyên mục








-
Nhân chứng kể lại giây phút lật tàu du lịch chở 51 người trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Đêm tang thương ở Quảng Ninh: Người thân quặn lòng nhìn từng thi thể được đưa về bờ (20/07)
-
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Chuyến du lịch hè thành thảm kịch của gia đình 8 người (20/07)
-
Thợ lặn kể 3 giờ lục tìm khoang hành khách, vớt nhiều thi thể vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Vụ lật tàu ở Hạ Long: Lời kể của người vợ đang tìm chồng và 2 con mất tích (20/07)
-
Tử vi Chủ nhật ngày 20/7/2025 của 12 con giáp: Tị khó tính, Thìn như ý (20/07)
-
Vụ đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Xuyên đêm trục vớt tàu, tìm thấy thêm một số thi thể (20/07)
-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
Bài đọc nhiều




