Gia đình

Vòng eo bao nhiêu thì khỏe? Vòng eo càng to, tuổi thọ càng ngắn: Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên kiểm tra ngay

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tuổi thọ và tình trạng sức khỏe nội tạng đều phụ thuộc vào kích thước của một bộ phận cơ thể đó chính là: Vùng eo.

Người có vòng eo càng to, tuổi thọ càng ngắn, nội tạng nhiễm bệnh

Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy: Những người có eo thon, mông to là đối tượng có khả năng sống thọ nhất. Ngược lại eo càng to càng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật.

Eo to chứng tỏ vùng bụng tích tụ nhiều mỡ, kéo theo đó là các cơ quan trong bụng cũng bị bao bọc bởi mỡ thừa. Có câu "béo phì là nguồn gốc của mọi bệnh tật", cũng từ đó là ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Bụng là nơi tập trung các cơ quan quan trọng như gan, tụy, dạ dày, ruột. Khi bụng bị béo phì, mỡ nội tạng đi vào hệ tiêu hóa quá nhiều có thể làm tổn thương gan và gây ra gan nhiễm mỡ.

Vòng eo bao nhiêu thì khỏe? Vòng eo càng to, tuổi thọ càng ngắn: Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên kiểm tra ngay

Vào năm 2014, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thanh Đảo (Trung Quốc) đã công bố một nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ vòng eo, hông càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 càng cao.

Ngoài ra, bụng mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư tử cung, ung thư ruột và ung thư gan. Sự tích tụ của mỡ thừa vùng eo có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy có thể nói tuổi thọ dài hay ngắn, nội tạng có khỏe hay không đều phụ thuộc vào kích thước vùng eo.

Theo hướng dẫn của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Vương quốc Anh (Nice), những người có chỉ số BMI dưới 35 (30-39,9 được phân loại là béo phì) nên theo dõi lượng mỡ bụng. Béo bụng có liên quan đến nguy cơ cao hơn của các bệnh như tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, tim mạch và đột quỵ. BMI được tính bằng cân nặng chia cho bình phương của chiều cao, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.

Ngoài cách tính BMI, các nhà khoa học còn có một cách tính khác là đo tỷ lệ vòng eo trên chiều cao. Chỉ số này giúp mọi người có thể đánh giá rủi ro sức khỏe hiệu quả hơn.

Theo Nice, nếu tỷ lệ vòng eo trên chiều cao là 0,4-0,49, nghĩa là bạn không có nguy cơ về các vấn đề sức khỏe. Tỷ lệ 0,5-0,59 tương đương với nguy cơ gia tăng, trong khi tỷ lệ trên 0,6 đồng nghĩa với rủi ro cao nhất.

Ví dụ, nếu bạn cao 178cm thì vòng eo của bạn phải dưới 89cm, dù là nam hay nữ.

Vòng eo bao nhiêu thì khỏe? Vòng eo càng to, tuổi thọ càng ngắn: Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên kiểm tra ngay - 1

Để đo vòng eo chính xác, bạn nên tìm tới phần dưới xương sườn và phần trên của hông, quấn thước dây vòng quanh phần đó. Lưu ý, nên thở ra tự nhiên trước khi đo. Ngoài ra, tỷ lệ vòng eo trên chiều cao không chính xác đối với những người có chỉ số BMI trên 35 (béo phì nhóm 2 và 3), trẻ em dưới 2 tuổi hoặc phụ nữ mang thai.

Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu của Anh cũng đã xem xét hồ sơ y tế của 300.000 người đa giới tính, chủng tộc... trong khoảng 20 năm và thấy chỉ số eo rất quan trọng trong việc tính toán lượng mỡ tập trung quanh các cơ quan nội tạng, là nguyên nhân của các chứng bệnh tim mạch, đột quỵ... Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra, mỗi cm chu vi vòng eo tăng thêm đồng nghĩa với tuổi thọ của bạn giảm đi vài tháng. Nếu chu vi vòng eo bằng 60% chiều cao cơ thể, tuổi thọ bạn giảm đi 1,7 năm.

Thói quen giúp giảm mỡ vùng eo, cơ thể khỏe mạnh hơn

Đi ngủ sớm và dậy sớm

Thức khuya, thiếu ngủ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, làm chậm trao đổi chất, ngoài ra thức khuya dễ làm rối loạn hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng, dễ dẫn đến béo phì và tăng mỡ bụng. Do đó muốn giảm eo thì cần ngủ sớm, dậy sớm. Bạn nên đi ngủ lúc 21 giờ - 22 giờ hàng ngày và thức dậy lúc 5 – 6 giờ sáng.

Không ăn quá no

Ăn uống không điều độ dễ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều, làm tăng gánh nặng trao đổi chất của cơ thể và dẫn đến béo phì. Để ngăn ngừa tích mỡ vùng eo, tốt nhất chỉ nên ăn no 70% mỗi bữa để giảm bớt gánh nặng cho quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Vòng eo bao nhiêu thì khỏe? Vòng eo càng to, tuổi thọ càng ngắn: Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên kiểm tra ngay - 2

Ăn ít thịt, ăn nhiều ngũ cốc và rau quả

Buổi sáng ngủ dậy ăn 1 thìa mật ong trộn cùng thứ này, 7 ngày sau nội tạng sạch khỏe lại còn giảm cân tốt hơn "thuốc quý"
Các thực phẩm từ thịt chính là thủ phạm gây tích mỡ nhiều nhất. Để ngăn ngừa béo phì, nên xây dựng một chế độ ăn ít thịt, nhiều rau để không tăng quá nhiều gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Giảm tiêu thụ các chất béo

Việc lạm dụng một số thực phẩm giàu chất béo trong cuộc sống không chỉ không tốt cho cơ thể mà còn dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. WHO khuyến cáo giảm tổng lượng chất béo hấp thụ xuống dưới 30% tổng năng lượng ăn vào. Để làm được điều đó, bạn có thể hấp hoặc luộc thực phẩm thay vì chiên rán. Thay thế bơ, mỡ lợn bằng các loại dầu giàu chất béo không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương...

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục còn quan trọng hơn cả việc cải thiện giấc ngủ hay thay đổi chế độ ăn uống. Bởi tập luyện giúp thúc đẩy sự đốt cháy chất béo tích tụ trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân. Tuy nhiên, do người béo phì thường có thể chất không tốt nên việc tập luyện phải thực hiện từng bước và không nên quá sức, sẽ dễ dẫn đến chấn thương, đột quỵ.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/vong-eo-bao-nhieu-thi-khoe-vong-eo-cang-to-tuoi-tho-cang-ngan-du-o-do-tuoi-nao-ban-cung-nen-kiem-tra-ngay-tintuc819640