Gia đình
26/11/2015 14:38Xử trí hội chứng ống cổ tay dân văn phòng thường gặp
Hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi bạn làm việc liên quan đến gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay thường xuyên như đánh máy tính, cầm điện thoại, nắm vô-lăng xe...
![]() |
Vị trí dây thần kinh giữ trong ống cổ tay. |
Nhìn chung, tất cả các yếu tố gây kích thích hay đè ép lên dây thần kinh giữa đều có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Chẳng hạn như gãy các xương cổ tay có thể làm hẹp ống cổ tay và kích thích dây giữa; tình trạng phù và viêm do viêm khớp dạng thấp cũng gây hội chứng này. Trong nhiều trường hợp, không xác định được một nguyên nhân nào thì có thể do nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là phù ống cổ tay, trạng thái căng lặp đi lặp lại hay các chấn thương do sử dụng tay thái quá, tuần hoàn tồi, gấp hay ngửa cổ tay quá, mất cân bằng giữa các cơ, chấn thương cổ tay gây chèn ép. Nữ giới dễ bị bệnh này hơn phái nam có thể do ống cổ tay nhỏ hơn. Tình trạng thai nghén cũng làm tăng ứ dịch, viêm các gân gây chèn ép dây thần kinh giữa. Ước tính 50% người làm việc hoặc chơi các môn thể thao có liên quan nhiều đến cổ tay sẽ bị hội chứng ống cổ tay. Một số trường hợp bị bệnh toàn thân như đái tháo đường, mãn kinh, béo phì, suy tuyến giáp và suy thận... cũng gia tăng nguy cơ bị hội chứng này.
|
Các tư thế bàn tay đúng và sai khi sử dụng máy vi tính. |
Bác sĩ khuyên mọi người nếu thường xuyên có một trong các các triệu chứng gợi ý của hội chứng ống cổ tay trên, nhất là khi hoạt động bình thường và giấc ngủ bị cản trở, cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp sớm. Nếu không điều trị triệt để có nguy cơ xảy ra tổn thương thường xuyên của dây thần kinh và các cơ.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh sử triệu chứng, khám thực thể để xem cảm giác các ngón tay và sức mạnh cơ bàn tay. X-quang cổ tay để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau cổ tay, chẳng hạn như viêm khớp hay gãy xương cổ tay. Bên cạnh đó cần đo điện cơ xác định tổn thương cơ và loại trừ các bệnh khác. Đo dẫn truyền thần kinh có thể phát hiện tình trạng các xung điện của dây thần kinh giữa bị chậm lại trong ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh nhân nên để cho tay được nghỉ thường xuyên hơn, tránh các hoạt động làm xấu thêm triệu chứng và chườm đá để giảm phù. Có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hay dùng thuốc uống. Nẹp hay bao cổ tay cổ tay lúc ngủ hoặc khi làm việc cũng giúp cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra còn có các phương pháp vật lý trị liệu khác như thuật bấm nắn cột sống, yoga, xoa bóp, laser, các bài tập trượt gân, các bài tập cổ tay… Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc tổn thương chèn ép thần kinh ở mức độ nặng, teo cơ nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay để giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép. Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng nội soi hoặc mổ mở.
Tin cùng chuyên mục








-
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử (17/07)
-
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 2 loại kem chống nắng giả (17/07)
-
Nhân viên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhổ nước bọt vào burger để phục vụ khách, nguyên nhân gây phẫn nộ (17/07)
-
Nghiên cứu chính xác đến giật mình: Hôn nhân không tan vì ngoại tình mà vì duy nhất 1 lý do (17/07)
-
Người phát ngôn bình luận vụ 2 nữ du khách Hàn Quốc hành hung 2 người Việt Nam (17/07)
-
Chung kết Sing! Asia: Phương Mỹ Chi bại trận vì thí sinh Trung Quốc được "dọn đường" lộ liễu? (17/07)
-
Cháy trung tâm thương mại khiến ít nhất 61 người thiệt mạng, nghi do điều hòa phát nổ (17/07)
-
Nam giảng viên say xỉn lái ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội đối diện mức án nào? (17/07)
-
Sau khi chuyển khoản 22 nghìn đồng, người phụ nữ kiểm tra tài khoản ngân hàng thì phát hiện bị trừ 129 triệu không rõ nguyên nhân (17/07)
-
Hai anh em 3 và 5 tuổi nguy kịch sau tai nạn do giảng viên uống rượu lái xe gây ra (17/07)
Bài đọc nhiều




