Kinh tế
20/01/2017 16:04Cam sành Hà Giang rớt giá "thê thảm" dịp Tết Nguyên đán
Trái ngược với những năm trước, dịp Tết Nguyên đán 2017 giá cam Hà Giang các loại đã giảm mạnh. Đặc biệt, giá cam sành Hà Giang đã giảm khoảng một nửa so với năm trước, khiến nhiều người trồng cam nơi đây không khỏi lo lắng.
Trái ngược với những năm trước, dịp Tết Nguyên đán 2017 giá cam Hà Giang các loại đã giảm mạnh. Đặc biệt, giá cam sành Hà Giang đã giảm khoảng một nửa so với năm trước, khiến nhiều người trồng cam nơi đây không khỏi lo lắng.
Nguyên nhân cam Hà Giang rớt giá được xác định là do sản lượng cam mà các tỉnh cung cấp ra thị trường quá nhiều; trong đó, cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) năm nay chín trước nên các chủ vườn đã bán ồ ạt ra thị trường trước Tết Nguyên đán, kéo theo giá cam sành Hà Giang cũng bị giảm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và phát triển cây cam tại Hà Giang vẫn còn bất cập, dẫn tới chưa kiểm soát được nguồn cung ra thị trường.
Tại huyện Bắc Quang - địa phương chiếm phần lớn sản lượng cam của Hà Giang, cam sành cũng không tránh khỏi hiện tượng rớt giá. Ông Ngô Quang Tuấn, người trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Hảo, lo lắng năm nay các nơi trồng cam quá nhiều trong khi lượng cam từ Trung Quốc sang cũng rất lớn. Hiện gia đình ông Tuấn có 9ha cam cho thu hoạch, sản lượng ước tính đạt trên 200 tấn. Do giá thấp nên gia đình chưa dám bán nhiều.
Năm ngoái, giá cam sành VietGAP dao động từ 24.000-32.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ còn 10.000-15.000 đồng/kg. Nếu bán ở mức giá như hiện nay, doanh thu của gia đình sẽ giảm một nửa.
Theo ông Lã Hồng Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hảo, để ổn định tâm lý cho người trồng cam, chính quyền xã Vĩnh Hảo đã tuyên truyền người dân kiên trì chăm sóc cam để sau Tết bán cho được giá, đồng thời đảm bảo chi phí và thu nhập. Niên vụ cam năm 2016-2017, sản lượng ước tính của toàn xã đạt trên 6.000 tấn. Đến thời điểm này mới bán ra thị trường khoảng 300 tấn.
Tình hình tiêu thụ cam niên vụ này chậm hơn so với niên vụ trước bởi sản lượng cam ở các nơi đều tăng. Ngoài ra, diện tích cam của xã Vĩnh Hảo niên vụ này tăng gần 300ha lên 861ha; trong đó, 540ha đang cho thu hoạch và chủ yếu là cam sành. Bình quân mỗi ha cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn.
Bà Hoàng Thị Dự - người trồng cam ở thôn Việt Tân, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) cho biết: “Năm nay không có nhiều thương lái vào vườn mua nên giá cả không được bao nhiêu. Cam sành đẹp mới bán được 12.000-13.000 đồng/kg còn loại bình thường giá chỉ 7.000-8.000 đồng/kg.
Mức giá này quá rẻ bởi mọi năm dịp Tết nguyên đán chúng tôi thường bán 20.000 đồng/kg. Thương lái không vào mua nhiều nên nhà tôi hiện còn 10 tấn cam sành chưa bán được; các gia đình khác còn rất nhiều, có hộ tồn vài chục tấn. Tết sắp đến và cam không bán được nên nhiều gia đình không có đủ tiền để trả các khoản vay đầu tư cho cây cam.”
Theo ông Nguyễn Hồng Tuyên - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Quang, huyện có trên 5.300ha cam, diện tích cho thu hoạch là 2.600ha. Riêng cam sành, sản lượng hàng năm đạt trên 30.000 tấn. Huyện Bắc Quang đã làm quy hoạch phát triển cây cam từ vài năm về trước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá cam sành tăng cao nên người dân đã quay ra tập trung trồng cam. Dù việc quy hoạch đã được triển khai nhưng vẫn còn một số bất cập bởi người dân chưa theo quy hoạch mà theo xu hướng thị trường.
Tại trung tâm thành phố Hà Giang, giá cam sành dịp Tết cũng giảm so với những năm trước và dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sức mua vẫn duy trì ổn định.
Toàn tỉnh Hà Giang hiện có khoảng 7.900ha cam, trong đó trên 1.400ha được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap. Tỉnh này định hướng tiếp tục ổn định diện tích cam đến năm 2020 với tổng sản lượng đạt 50.000-80.000 tấn/năm.
Theo Hồng Quảng (Vietnam+)
![]() |
Nguyên nhân cam Hà Giang rớt giá được xác định là do sản lượng cam mà các tỉnh cung cấp ra thị trường quá nhiều; trong đó, cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) năm nay chín trước nên các chủ vườn đã bán ồ ạt ra thị trường trước Tết Nguyên đán, kéo theo giá cam sành Hà Giang cũng bị giảm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và phát triển cây cam tại Hà Giang vẫn còn bất cập, dẫn tới chưa kiểm soát được nguồn cung ra thị trường.
Tại huyện Bắc Quang - địa phương chiếm phần lớn sản lượng cam của Hà Giang, cam sành cũng không tránh khỏi hiện tượng rớt giá. Ông Ngô Quang Tuấn, người trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Hảo, lo lắng năm nay các nơi trồng cam quá nhiều trong khi lượng cam từ Trung Quốc sang cũng rất lớn. Hiện gia đình ông Tuấn có 9ha cam cho thu hoạch, sản lượng ước tính đạt trên 200 tấn. Do giá thấp nên gia đình chưa dám bán nhiều.
Năm ngoái, giá cam sành VietGAP dao động từ 24.000-32.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ còn 10.000-15.000 đồng/kg. Nếu bán ở mức giá như hiện nay, doanh thu của gia đình sẽ giảm một nửa.
Theo ông Lã Hồng Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hảo, để ổn định tâm lý cho người trồng cam, chính quyền xã Vĩnh Hảo đã tuyên truyền người dân kiên trì chăm sóc cam để sau Tết bán cho được giá, đồng thời đảm bảo chi phí và thu nhập. Niên vụ cam năm 2016-2017, sản lượng ước tính của toàn xã đạt trên 6.000 tấn. Đến thời điểm này mới bán ra thị trường khoảng 300 tấn.
Tình hình tiêu thụ cam niên vụ này chậm hơn so với niên vụ trước bởi sản lượng cam ở các nơi đều tăng. Ngoài ra, diện tích cam của xã Vĩnh Hảo niên vụ này tăng gần 300ha lên 861ha; trong đó, 540ha đang cho thu hoạch và chủ yếu là cam sành. Bình quân mỗi ha cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn.
Bà Hoàng Thị Dự - người trồng cam ở thôn Việt Tân, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) cho biết: “Năm nay không có nhiều thương lái vào vườn mua nên giá cả không được bao nhiêu. Cam sành đẹp mới bán được 12.000-13.000 đồng/kg còn loại bình thường giá chỉ 7.000-8.000 đồng/kg.
Mức giá này quá rẻ bởi mọi năm dịp Tết nguyên đán chúng tôi thường bán 20.000 đồng/kg. Thương lái không vào mua nhiều nên nhà tôi hiện còn 10 tấn cam sành chưa bán được; các gia đình khác còn rất nhiều, có hộ tồn vài chục tấn. Tết sắp đến và cam không bán được nên nhiều gia đình không có đủ tiền để trả các khoản vay đầu tư cho cây cam.”
Theo ông Nguyễn Hồng Tuyên - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Quang, huyện có trên 5.300ha cam, diện tích cho thu hoạch là 2.600ha. Riêng cam sành, sản lượng hàng năm đạt trên 30.000 tấn. Huyện Bắc Quang đã làm quy hoạch phát triển cây cam từ vài năm về trước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá cam sành tăng cao nên người dân đã quay ra tập trung trồng cam. Dù việc quy hoạch đã được triển khai nhưng vẫn còn một số bất cập bởi người dân chưa theo quy hoạch mà theo xu hướng thị trường.
Tại trung tâm thành phố Hà Giang, giá cam sành dịp Tết cũng giảm so với những năm trước và dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sức mua vẫn duy trì ổn định.
Toàn tỉnh Hà Giang hiện có khoảng 7.900ha cam, trong đó trên 1.400ha được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap. Tỉnh này định hướng tiếp tục ổn định diện tích cam đến năm 2020 với tổng sản lượng đạt 50.000-80.000 tấn/năm.
Theo Hồng Quảng (Vietnam+)
Tin cùng chuyên mục

Petrolimex có Tổng giám đốc mới
(20/07)

Thị trường chứng khoán liệu có tái lập đỉnh lịch sử?
(20/07)

Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học
(20/07)

Gần 10.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện gió ở Quảng Trị
(20/07)

Ngân hàng hé lộ kết quả quý II: NCB lãi đột biến, loạt "ông lớn" bứt phá
(20/07)

Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao?
(19/07)

32 tuổi, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường được trả lương vỏn vẹn 3 triệu/tháng: Mối quan hệ trong công ty gia đình từ góc nhìn cá nhân gây chú ý!
(19/07)

Thực hư chuyện đầu cơ giữ phòng khách sạn, vé máy bay ở Côn Đảo?
(19/07)
Tin mới nhất
-
Tin cảnh báo giông lốc được gửi khi tàu Vịnh Xanh đã xuất bến, bị lật (20/07)
-
4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản (20/07)
-
Tang thương bao trùm gia đình 4 người thiệt mạng trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (20/07)
-
Hành khách nhảy xuống biển để thoát thân khỏi con tàu đang bốc cháy ngùn ngụt, tiếng la hét khắp nơi (20/07)
-
“Về với chị đi, nằm dưới lạnh lắm em ơi…” - Đau lòng tiếng gọi người thân dưới chân cầu Bãi Cháy (20/07)
-
Du khách sợ hãi giữa dông lốc trên sông ở Tam Cốc, khu du lịch nói gì? (20/07)
-
Hỗ trợ các nạn nhân vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
"Hoàng tử ngủ trên giường" qua đời ở tuổi 36 sau 20 năm hôn mê (20/07)
-
NÓNG: Cảnh báo sóng thần sau loạt động đất mạnh ở bờ biển Nga (20/07)
-
Cảnh báo nóng: Dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ ở Hà Nội trong ít giờ tới (20/07)
Bài đọc nhiều

Cập nhật Vụ lật tàu ở Hạ Long: Nghẹn lòng cảnh tượng bi thương tại nhà tang lễ, người thân khuỵu ngã trước nỗi đau quá lớn

Nạn nhân vụ chìm tàu ở Hạ Long: "Mọi người đề nghị chủ tàu cho quay lại thay vì tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, chủ tàu động viên du khách chịu khó vì sắp tới điểm tham quan đầu tiên"

Vụ đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Xuyên đêm trục vớt tàu, tìm thấy thêm một số thi thể

Phó chủ tịch Quảng Ninh nêu lý do lực lượng cứu hộ ra hiện trường lật tàu có "độ trễ"

Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Chuyến du lịch hè thành thảm kịch của gia đình 8 người