Kinh tế
10/06/2023 09:01Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, ‘Shark’ Thuỷ nói gì?
CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã IBC) vừa có văn bản giải trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch. Theo ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (từng được gọi là Shark Thuỷ), trong thời gian vừa qua, công tác quản trị nội bộ của công ty đã phát sinh một số vấn đề.
Bên cạnh đó, tình hình hoàn thiện báo cáo của công ty con - CTCP Anh ngữ Apax đang gặp một số khó khăn do thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành Báo cáo tài chính năm 2022 của Apax Holdings.
Apax Holdings đang phối hợp chặt chẽ với đơn vị kiểm toán để hoàn thành Báo cáo tài chính năm 2022 trong thời gian sớm nhất.

Công ty của ông Thuỷ cam kết sẽ thực hiện công bố thông tin với Báo cáo tình chính năm 2022 ngay sau khi phát hành, đồng thời thực hiện công bố thông tin đối với Báo cáo Thường niên năm 2022 và Báo cáo tài chính tự lập quý 1 năm 2023 theo đúng quy định.
“Trong năm 2024, Apax Holdings sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy định về việc công bố Báo cáo tài chính năm 2023 đúng thời hạn”, ông Thuỷ hứa.
Ngày 25/5, Apax Holdings nhận được quyết định của Sở GDCK TP.HCM về việc chuyển cổ phiếu công ty từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Từ khi chuyển sang hạn chế giao dịch, cổ phiếu IBC có mức giá thấp chỉ khoảng trên dưới 2.500 đồng/cp. Chốt phiên 9/6, IBC có giá 2.620 đồng/cp.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp của “Shark” Thuỷ gặp nhiều khó khăn.
Trước đó, ngoài trừ nợ bằng bất động sản, gói đầu tư tái cấu trúc trung tâm tiếng Anh và gói học tiếng Anh, Egroup của ông Thủy đưa ra phương án cấn trừ nợ bằng đồ gia dụng.
Nhà đầu tư sẽ được cấn trừ nợ bằng các sản phẩm của hãng Bells (Đức) như máy hút mùi, bếp điện, bộ nồi, máy rửa bát, khóa cửa điện tử tích hợp camera... Các sản phẩm được cung cấp theo bốn gói (combo) với giá trị thấp nhất khoảng 36 triệu đồng và cao nhất hơn 90 triệu đồng.
Ông Thủy còn tham vọng đưa Apax Leaders lên sàn chứng khoán trong tương lai.
Ông Thủy cho biết, khi trên đà chiến thắng, doanh nghiệp đã đi khá nhanh và gặp cú vấp khá lớn vào năm 2019. Đây cũng là khoảng thời gian, Egroup mở thêm nhiều trung tâm Anh ngữ nhất, hoạt động thời gian rất ngắn mà phải đóng cửa.
Có khoảng thời gian, doanh nghiệp tổn thất gần 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng. Chi phí lãi vay, chi phí tài chính khiến doanh nghiệp “vô cùng vất vả”.
Bắt đầu từ tháng 7, Egroup sẽ chủ động liên hệ các nhà đầu tư lớn tuổi, đau ốm, bệnh tật hoặc gia đình đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lên công ty để tiến hành chốt công nợ.
Theo Ngọc Cương (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



