Kinh tế
04/04/2016 10:26Dự án thép hơn 8.000 tỷ "thoi thóp" chờ nhà thầu Trung Quốc
Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 quy mô đầu tư lên tới 8.104 tỷ đồng xây dựng từ năm 2007, tổng thầu EPC được chọn là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Gần chục năm triển khai, đến nay dự án vẫn đắp chiếu, chi phí hao mòn lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Thái Nguyên được coi là "lò luyện" thép lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn nhỏ ra đời. Nhà máy gang thép Thái Nguyên được coi là một trong những công trình lịch sử của ngành thép. Năm 2012, khi TISCO gặp khó khăn về tài chính, MCC đã rút về nước khi chưa bàn giao những hạng mục quan trọng.
![]() |
Vốn đầu tư của dự án qua thời gian. |
"Dù đã thu xếp được vốn nhưng việc đàm phán với nhà thầu MCC vẫn chưa có kết quả cụ thể, dự án đến nay vẫn chưa thể tiếp tục triển khai", báo cáo viết.
Theo đó, quá trình đàm phán với MCC diễn ra suốt từ năm 2012 đến nay. Công ty cũng mời hãng luật Vinalegal tham gia tư vấn pháp lý trong quá trình này. Trải qua 10 lần đàm phán, hiện phụ lục sửa đổi hợp đồng lần 9 và Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị vẫn chưa được ký kết. TISCO cho biết xúc tiến làm việc nhanh với MCC để ký kết hợp đồng và lựa chọn nhà thầu phụ thi công khi dự án tái khởi động trở lại.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án là TISCO đã phối hợp với Tư vấn thiết kế luyện kim của Tổng công ty Thép lập phương án và dự toán chi phí bảo dưỡng, sửa chữa vật tư thiết bị hoen gỉ, lão hoá, hư hỏng do 4 năm tạm ngừng hoạt động.
Để dự án khởi động trở lại, công ty phải bồi thường cho nhà thầu Trung Quốc số tiền hơn 100 tỷ đồng do những trang thiết bị hư hỏng. Chi phí bảo dưỡng các thiết bị khác cũng lên đến gần 90 tỷ đồng. Chi phí phát sinh trong thời gian "chết lâm sàng" cộng với phí bồi thường, bảo dưỡng máy móc khiến dự án có nguy cơ đội vốn lên 9.000 tỷ đồng.
Vì vốn đầu tư đội lên quá cao ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nên chủ đầu tư đã thuê Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam và Viện Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng thẩm tra, điều chỉnh mức đầu tư để dự án tái khởi động hiệu quả là 7.800 tỷ đồng.
Để giảm vốn, đầu tháng 3, Bộ Công Thương đã gửi văn bản lên Thủ tướng về các kiến nghị của chủ đầu tư. Theo đó, TISCO đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư thiết bị, thuế nhà thầu… cho tổng thầu Trung Quốc với giá trị 530 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng mong muốn VDB khoanh nợ gốc, miễn phần lãi vay trong giai đoạn dự án ngừng hoạt động là 386 tỷ đồng. Với các khoản vay của VietinBank, TISCO đề nghị được miễn 50% lãi vay.
Bộ Công Thương cho rằng nếu không ưu đãi, dự án có nguy cơ đổ vỡ. Do đó, đề xuất Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu và lãi vay cho TISCO. Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ Công Thương gửi kiến nghị của TISCO lên Thủ tướng, Bộ Tài chính đã có phản đối việc thêm ưu đãi cho dự án này với lý do đảm bảo an toàn nợ công.
![]() |
Nhà máy thép đã dừng hoạt động gần 4 năm. Ảnh: H.D |
"Dự án vô cùng khó khăn, Thường trực Chính Phủ phải họp và đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lối thoát. Trước đó, công ty lỗ kinh doanh liên tục. SCIC đã phải tái cơ cấu, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, cử cán bộ xuống nắm vị trí chủ chốt, tối đa hoá các chi phí. Thay đổi phương thức bán hàng, không để khách mua thép đến ăn chực nằm chờ mấy ngày liền kiểu bao cấp. Những thay đổi đó đã đem lại hiệu quả", Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC - Nguyễn Đức Chi đánh giá. Năm 2013 và 2014, TISCO gặp rất nhiều khó khăn với mức thua lỗ lần lượt là 291 và 79 tỷ đồng.
Thực tế, năm 2015, TISCO đã thoát lỗ và có một vài điểm sáng khi đạt doanh thu 7.955 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 87 tỷ đồng, tăng 87%. Tuy nhiên, góp công lớn vào lãi lại đến từ khoản tiền gửi ngân hàng 1.000 tỷ đồng của SCIC góp vốn (trong giai đoạn chưa triển khai giai đoạn 2, công ty đem đầu tư).
Tuy nhiên, tình hình tài chính của chủ đầu tư vẫn còn khá ngổn ngang. Khả năng thanh toán hiện thời chỉ đạt 0,93 lần, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở mức thấp 0,55%. Công ty có nhóm nợ xấu khó thu hồi là 670 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng mạnh lên 2.329 tỷ đồng. Chi phí lãi vay trong năm 2015 đã lên tới 320 tỷ đồng.
Tổng tài sản ở mức 10.998 tỷ đồng, nợ phải trả đạt 8.398 tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng ngắn hạn 2.789 tỷ đồng và vay dài hạn là 4.013 tỷ đồng. Thị giá cổ phiếu chỉ còn 6.000 đồng.
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




