Kinh tế
13/05/2017 14:14Hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội sắp về chung một nhà
Theo kế hoạch của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX), sàn chứng khoán này sẽ tiến hành hợp nhất với Sở giao dịch Hà Nội (HNX) ngay trong năm 2017.
Theo kế hoạch, sau khi hợp nhất sẽ đặt trụ sở chính tại Hà Nội với tên gọi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên thị trường sẽ được chuyển về tập trung tại trụ sở HOSE, còn thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường chính khoán phát sinh sẽ được đặt tại Hà Nội.
Sau khi hợp nhất, Nhà nước sẽ tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% tại HOSE.
![]() |
Hai sàn giao dịch chứng khoán HSX và HNX sẽ được hợp nhất trong năm 2017. Ảnh minh họa: Ngô Trung. |
Trước đó, ông Vũ Bằng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chia sẻ về việc hợp nhất 2 sàn chứng khoán. Ông Bằng cho biết nếu đề án hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán được Thủ tướng phê duyệt, việc hợp nhất sẽ tiến hành theo 3 bước.
Bước một là hợp nhất về nhân sự, bộ máy, sau đó hợp nhất về hệ thống công nghệ thông tin. Bước cuối cùng là thống nhất về quản lý các thị trường như cổ phiếu, trái phiếu và thị trường chứng khoán phát sinh.
Vị này cũng chia sẻ thêm theo kinh nghiệm hợp nhất các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, sẽ mất 3-5 năm để hoàn tất.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển được 19 năm. Ban đầu Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có tên là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM, thành lập năm 1998 và chính thức hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên năm 2000.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động từ năm 2005.
Khác với HOSE là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn, HNX ban đầu được xem là sân chơi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ đó đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều biến động khác nhau, ngày càng chứng tỏ là một trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay
![]() |
Vinamilk đang là doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất thị trường với giá trị xấp xỉ 9,3 tỷ USD. Đồ họa: Quang Thắng. |
Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng, cung ứng 25% vốn cho nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường gồm cả trái phiếu và cổ phiếu năm 2016 tương đương với 74% GDP, tăng hơn 35% so với năm 2015.
Hiện tại, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên 2 sàn giao dịch chứng khoán đã đạt trên 64,68 tỷ cổ phiếu, vốn hóa toàn thị trường đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, với khối lượng giao dịch mua và bán mỗi phiên đạt hơn 400 triệu cổ phiếu.
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, với giá trị niêm yết đạt trên 210.000 tỷ đồng, tương đương hơn 9 tỷ USD.
10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay đều được niêm yết trên sàn HOSE.
Theo Quang Thắng (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
-
Những lý do không nên đổ đầy bình xăng trong mùa hè (19/07)
Bài đọc nhiều



