Kinh tế
16/01/2018 09:18Thành lập Tổ công tác xây dựng 'siêu' Ủy ban quản lý vốn Nhà nước
Chiều 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, để xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ có 11 thành viên do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng. Tổ phó thường trực là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác còn có một số tổ phó là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Các thành viên thuộc nhiều bộ ngành khác nhau, như Bộ Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Nhóm giúp việc cho tổ là các thành viên đến từ một số bộ ngành.

Theo quyết định của Thủ tướng, Tổ công tác này có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng triển khai các công việc phục vụ thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Tổ sẽ kết thúc khi hình thành được bộ máy của ủy ban trên.
Trước đó, Chính phủ đã có quyết định sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp vào năm 2018. Nhiều người ví đây là một “siêu ủy ban” nếu được hình thành.
“Siêu uỷ ban” quản lý vốn Nhà nước là mô hình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp Nhà nước, với quy mô vốn và tài sản lên tới 5 triệu tỷ đồng.
Dự thảo đã công bố danh sách dự kiến 30 doanh nghiệp, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý. Trong số đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ, gồm: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế.
Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các doanh nghiệp của Bộ Công Thương với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty. Ủy ban mới này cũng sẽ quản lý cả SCIC.
Chính phủ đặt mục tiêu đến 2020 cổ phần hóa 137 doanh nghiệp Nhà nước và hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê duyệt.
Việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng giúp xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được cho là một bước đi cụ thể, giúp hình thành “siêu ủy ban” trong năm 2018.
Theo Hiếu Công (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Dự báo thời tiết 18/7/2025: Miền Bắc nắng nóng hầm hập, sắp mưa lớn dữ dội (18/07)
-
CSGT Hà Nội hóa trang 'chỉ điểm' tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 'ma men' (18/07)
-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
Bài đọc nhiều




