Kinh tế

Thế nào được coi là nghèo ở Việt Nam?

Theo chuẩn tiếp cận đa chiều trong giai đoạn 2016-2020, người nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là có thu nhập 700.000 đồng một tháng, thành thị là 900.000 đồng.

Theo chuẩn tiếp cận đa chiều trong giai đoạn 2016-2020, người nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là có thu nhập 700.000 đồng một tháng, thành thị là 900.000 đồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 tại Việt Nam. Theo đó, ngoài thu nhập, chuẩn nghèo đa chiều còn liên quan tới mức độ thiếu hụt khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chuẩn nghèo mới xác định mức thu nhập ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng mỗi tháng. Với khu vực thành thị, mức này cao hơn 200.000 đồng, tương đương 900.000 đồng mỗi tháng.

Với chuẩn cận nghèo, mức thu nhập được xác định là dưới 1 triệu đồng (ở nông thôn) và dưới 1,3 triệu đồng (ở thành thị ).

Trong khi đó, những dịch vụ xã hội cơ bản được liệt kê gồm tiếp cận y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh và thông tin, bao gồm 10 tiêu chí cụ thể.

Tiếp cận theo hướng đa chiều, những người ở nông thôn có thu nhập từ 700.000 đồng trở xuống, hoặc thu nhập từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng nhưng thiếu 3 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được coi là nghèo.

Tiêu chuẩn đối với dân cư sống tại thành thị cung tương tự, người nghèo là người có thu nhập từ 900.000 đồng trở xuống, hoặc thu nhập từ 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng nhưng thiếu hụt 3 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
 
>> “Việt Nam đang tụt hậu ngày càng xa so với thế giới”
 
Theo T.A (Zing.vn)