Kinh tế
18/12/2016 11:19Venezuela gia hạn lưu thông tiền cũ sau hỗn loạn
Chính phủ Venezuela thông báo gia hạn thời gian sử dụng tờ 100 bolivar đến ngày 2/1/2017, sau hàng loạt các cuộc biểu tình xảy ra trên khắp đất nước.
Lạm phát tại Venezuela hiện ở mức cao nhất thế giới. Suốt tuần qua, người dân nước này tốn nhiều thời gian xếp thành những hàng dài trước cửa các ngân hàng để đổi những 100 bolivar sắp hết giá trị pháp lý.
![]() |
Theo Reuters, ít nhất 3 người thiệt mạng trong các vụ bạo loạn diễn ra trên khắp Venezuela. Ảnh: Reuters. |
Chỉ vài giờ trước khi tiền cũ không còn giá trị sử dụng, những tờ tiền mới vẫn chưa xuất hiện trong các ngân hàng hoặc máy ATM. Tình trạng này buộc người dân phải sử dụng thẻ tín dụng, chuyển khoản hoặc phải dùng hàng cọc tiền để mua đồ.
Nền kinh tế trì trệ đã gây ra sự phẫn nộ, làm bùng nổ tình trạng bất ổn xã hội.
“Con của chúng tôi đang đói. Chúng tôi là những bậc làm cha làm mẹ, những người kiếm tiền bằng mồ hôi công sức. Và bây giờ, họ nói rằng nó không có giá trị? Chúng tôi cần một biện pháp”, Lucrecia Morales ở Caracas nói.
Giới chức cho biết những cuộc biểu tình và cướp bóc diễn ra hôm 16/12 và sớm hôm 17/12 tại ít nhất 6 thành phố, bao gồm Maracaibo – nơi cảnh sát phải xử lý một vụ cướp gần một ngân hàng. Tại cuộc biểu tình, những thanh niên vẫy tờ 100 bolivar trên tay và hô vang: “Chúng vô dụng”, sau đó chạy đi khi cảnh sát bắn hơi cay. Hàng chục người bị bắt giữ.
Trong một động thái khác, hàng trăm người ủng hộ chính phủ và thành viên đảng cầm quyền đã xuống đường vào hôm 17/12 để ủng hộ tổng thống Maduro và phản đối “cuộc chiến kinh tế” chống lại Venezuela.
Bên cạnh việc đưa tiền cũ trở lại lưu thông, Maduro cho biết ông sẽ kéo dài thời gian đóng cửa biên giới với Colombia và Brazil tới 2/1 năm sau. Ông khẳng định động thái này nhằm ngăn chặn những tên mafia tích trữ đồng bolivar. Tại chợ đen, tờ 100 bolivar hiện đổi khoảng 0,02 USD. Tuy nhiên, việc viếng thăm người thân sẽ được cho phép.
Dù đã đóng cửa biên giới, hàng chục người Venezuela vẫn gõ vào rào chắn trên cầu nối giữa Urena, Venezuela và Cucuta, Colombia để vượt qua và mua thực phẩm.
Sự hỗn loạn tiền tệ đến khi quốc gia dầu mỏ này gặp rắc rối với một nền kinh tế sa sút và các kệ hàng trống rỗng. Venezuela đã duy trì kiểm soát tiền tệ chặt chẽ từ năm 2003.
Theo Kim Xuân (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Giữa giông gió ở Hà Nội, tấm tôn rơi trúng, người đi xe máy thoát chết thần kỳ (21/07)
-
Các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được nhận tiền bảo hiểm (21/07)
-
Sự thật đằng sau hình ảnh hoàn hảo nhà Beckham: Victoria cao tay giúp chồng "vượt qua sóng gió"? (21/07)
-
Dự báo mới nhất về thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta, nhiều tỉnh sắp mưa rất to (21/07)
-
Việt Nam có loại rau dân dã, mỡ máu cao, tiểu đường “rất sợ”: Nhiều người chưa biết tận dụng (21/07)
-
Nợ quá hạn thẻ tín dụng, cần bao lâu để xoá thông tin trên CIC? (21/07)
-
Doãn Hải My diện váy bó sát khoe dáng cực phẩm giữa núi rừng, netizen xuýt xoa: “Thua Hoa hậu mỗi cái vương miện!” (21/07)
-
Ông Trump có thể tước quốc tịch của 3 nhân vật quyền lực này không? (21/07)
-
Để lại căn hộ 5,4 tỷ đồng cho con út, con trai cả tay trắng: Hôm sau, tôi sững sờ với tin nhắn từ con dâu trưởng mà cả đời khó quên (21/07)
-
"Đại gia" mới của V.League theo đuổi... Barca, cầm chân đội bóng từ Hàn Quốc (21/07)
Bài đọc nhiều




