Thế giới

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý

Nước Pháp đã phải trải qua ngày thứ 5 liên tiếp chìm trong những cuộc biểu tình bạo lực liên quan đến đến việc một thiếu niên bị cảnh sát bắn chết khi vi phạm luật giao thông. Sự kiện làm nóng lại những vụ án thương tâm hoặc gây phẫn nộ với dân chúng khi thủ phạm là những người khoác trên mình tấm áo biểu tượng cho "công lý".

Ted Bundy: Đằng sau vẻ đẹp trai của sinh viên luật tài hoa là tên sát nhân khét tiếng

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý
Ted Bundy

Từ giữa năm 1974, cảnh sát khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (Mỹ) không khỏi đau đầu trước hàng loạt các vụ bắt cóc nữ sinh đại học trải dài từ tiểu bang Washington đến Oregon. Thậm chí, Janice Ann Ott và Denise Marie Naslund còn bị kẻ xấu bắt đi giữa ban ngày tại bãi biển đông người. Sau vụ việc ấy, rất nhiều người đã báo cảnh sát về 1 gã đàn ông điển trai từng ngỏ lời dụ dỗ họ lên xe nhưng không thành. Lần theo mô tả của các nhân chứng, cảnh sát xác định danh tính của người đó là Ted Bundy trước khi phát giác ra hắn đích thị là tên giết người hàng loạt bệnh hoạn, đáng sợ bậc nhất lịch sử hình sự nước Mỹ.

Khi đó, cảnh sát nhận được nhiều báo cáo về Ted nhưng không bao giờ cho hắn vào diện tình nghi. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi lý lịch của tên này vô cùng sạch sẽ: sinh viên ngành luật tài giỏi, điển trai và chưa từng có tiền án hình sự. Họ không ngờ ẩn đằng sau diện mạo hào nhoáng ấy là tên sát nhân đáng ghê tởm. Luật sư gọi Ted là định nghĩa của con ác quỷ vô nhân tính trong khi hắn tự nhận xét bản thân là kẻ máu lạnh nhất trên đời.

Hành vi phạm tội đầu tiên của Ted không phải là giết người mà là tấn công tình dục thiếu nữ 18 tuổi Karen Sparks. Ted đã đột nhập vào nhà Karen, dùng dây thép siết cổ khiến cô mất ý thức trước khi thực hiện hành vi đồi bại 1 cách hung bạo khiến nạn nhân bị hôn mê trong suốt 10 ngày và mang những thương tổn thể chất suốt đời.

Nạn nhân tiếp theo và người đầu tiên chết dưới tay Ted là nữ sinh đại học Washington Lynda Ann Healy. Người này bị hắn đánh bất tỉnh trước khi đưa lên xe ô tô lái đi nơi khác. Kể từ đó, không ai nhìn thấy bóng dáng của Lynda nữa và 1 phần hộp sọ của cô được tìm thấy tại 1 trong những khu vực mà Ted vứt xác các nạn nhân khác.

Năm 1968, Ted làm quen và chính thức hẹn hò Elizabeth Kloepfer, nữ sinh trường đại học Y dược. Yêu nhau không bao lâu, cặp đôi chia tay vì bất đồng quan điểm sống. Mối tình đầu tan vỡ để lại trong lòng Ted rất nhiều nỗi tổn thương. Sau này, khi tội ác của Ted bị vạch trần và nhân dạng các nạn nhân được công khai, Elizabeth không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ pha chút rùng mình khi những người đó có dung mạo và nhan sắc rất giống với cô. 

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 1
Một số nạn nhân có ngoại hình giống bạn gái cũ của gã luật sư biến thái.

Sau đó, Ted tiếp tục nhắm đến những nữ sinh khác. Chiêu thức quen thuộc giả làm người bị thương phải bó bột chân hoặc vờ bị khuyết tật để nhờ các nạn nhân tốt bụng giúp đỡ bước ra khỏi xe. Sau khi "con mồi" sa bẫy, Ted sẽ tiến hành khống chế, trói chặt trước khi cưỡng hiếp và giết chết họ. Ted thường chọn khu vực núi hẻo lánh để phi tang xác.

Tháng 8/1975, cảnh sát Salt Lake bất ngờ yêu cầu Ted dừng xe để kiểm tra. Sau đó, họ tìm thấy 1 số vật dụng đáng ngờ như còng tay, mặt nạ… Bấy nhiêu chứng cứ chưa đủ buộc tội Ted mà phải một lúc sau, nhân viên chức năng mới nhận ra hắn chính là nghi phạm trong hàng loạt các vụ giết người bí ẩn. Trong lúc chờ đợi cảnh sát điều tra toàn bộ vụ việc, Ted từng trốn trại giam 2 lần. Ở lần trốn thoát sau, Ted không ngừng nối dài danh sách tội ác của hắn, bao gồm việc bắt cóc, cưỡng bức và giấu xác bé gái 12 tuổi. Vậy nhưng may mắn, Ted lại bị bắt 1 lần nữa cũng vì bị cảnh sát kiểm tra xe ô tô.

Tính đến thời điểm bị bắt lần cuối, cảnh sát vẫn chưa thể xác định chính xác số nạn nhân chết dưới tay Ted, chỉ có thể ước chừng số lượng từ 30-40. Ngày 24/1/1989, Ted bị xử tử hình bằng hình thức ngồi ghế điện, thu hút sự quan tâm cực lớn của cộng đồng. Mẹ của 1 trong những nạn nhân cho biết việc Ted nhận mức án tử hình kia vẫn còn khá nhẹ nhàng so với tội ác khó dung thứ mà hắn gây ra.

Cảnh sát 4 lần kết hôn thuê người giết vợ

Drew Peterson là một trung sĩ cảnh sát ở TP Bolingbrook, bang Illinois, Mỹ. Điểm đặc biệt của Drew là ông ta từng kết hôn tới 4 lần. Ông ta chung sống với người vợ đầu, Carol, trong 6 năm và có hai con. Người vợ nộp đơn ly hôn khi phát hiện Drew ngoại tình.

Cuộc hôn nhân của Drew với người vợ thứ hai, Vicki, bắt đầu từ năm 1992 và kéo dài 10 năm rồi cũng kết thúc vì ông ta ngoại tình với một phụ nữ có tên Kathleen Savio. Bản thân Kathleen không hề biết Drew đã có vợ khi phải lòng ông ta. Nhưng cô vẫn đồng ý kết hôn với viên cảnh sát sau khi ông ta ly hôn người vợ thứ hai.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 2
Kathleen Savio (người có mái tóc đen dài ở giữa), người vợ thứ ba của Drew Peterson (ở giữa hàng thứ hai).

Trái với kỳ vọng của Kathleen, cuộc hôn nhân của họ trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng. Sau 11 năm, cô rơi vào hoàn cảnh giống hệt hai người vợ trước. Nhân tình của Drew là Stacy Cales, một cô gái kém ông ta hơn 30 tuổi. Trên thực tế, Stacy mới chỉ 16 tuổi khi nhận lời yêu Drew, còn viên sĩ quan đã nghỉ hưu.

Phát hiện sự việc, Kathleen thuê một luật sư dàn xếp việc ly hôn. Cô yêu cầu Drew chia một nửa khoản lương, một nửa giá trị căn nhà và cô sẽ nuôi hai đứa con. Hai tuần trước khi Kathleen và Drew ký thỏa thuận ly hôn, những người hàng xóm phát hiện cô chết trong bồn tắm khô với một vết rách sâu ở phía sau đầu vào ngày 1/3/2004.

Các chuyên gia pháp y kết luận Kathleen tử vong do vô tình chết đuối. Tuy nhiên, Susan, chị gái của Kathlleen, không đồng ý với kết luận ấy. Susan cho rằng rất có thể Drew đã giết Kathlleen rồi dàn dựng hiện trường để cảnh sát nghĩ đó là một vụ tai nạn. Tuy nhiên, Bbất chấp nỗ lực của Susan, cựu cảnh sát Drew vẫn thoát tội vì ông ta có chứng cứ ngoại phạm. Vào thời điểm Kathleen chết, ông ta đang đi chơi cùng Stacy và Stacy chứng nhận lời khai ấy.

Sau cái chết của Kathleen, viên cảnh sát kết hôn với cô nhân tình Stacy Cales. Khi đó, ông ta 49 tuổi, còn Stacy mới 19 tuổi. Họ nhanh chóng có hai con. Hai con của Drew với Kathleen cũng về ở cùng họ và Stacy chăm sóc chúng rất chu đáo. Cũng giống như 3 cuộc hôn nhân trước, quan hệ của Stacy với Drew nhanh chóng xuống dốc. Ngày 28/10/2007, Stacy đột ngột biến mất. Cảnh sát triển khai chiến dịch tìm cô, nhưng không thấy. 

Một linh mục ở địa phương kể rằng, trước khi mất tích, Stacy từng xưng tội với ông và kể rằng chính Drew đã giết người vợ thứ ba rồi dàn dựng hiện trường để cái chết của nạn nhân giống một vụ tai nạn. Theo cô, một trong 6 chuyên viên pháp y khám nghiệm tử thi Kathleen có quan hệ thân thiết với Drew nên đã tác động tới 5 người kia để họ kết luận Kathleen tử vong do tai nạn.

Trước lời kể của chị gái Kathleen và vị linh mục, cảnh sát quyết định khai quật thi thể Kathleen để khám nghiệm lại. Một chuyên gia pháp y nổi tiếng khám nghiệm thi thể. Vị bác sĩ phát hiện nhiều vết bầm sâu trên thi thể, cho thấy nạn nhân đã vật lộn với ai đó vài giờ trước khi chết. Ông kết luận nạn nhân bị giết.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 3
Drew Peterson khi ra tòa hồi tháng 2/2013.

Bồi thẩm đoàn kết luận Drew Peterson giết Kathleen Savio. Thẩm phán tuyên bị cáo 38 năm tù. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn cho rằng họ chưa có đủ chứng cứ để kết luận bị cáo giết người vợ thứ tư, Stacy Cales. Bị cáo kháng án, nhưng vào năm 2017, tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án 38 năm tù. Năm 2015, tòa án xét xử vụ Drew thuê sát thủ giết công tố viên phụ trách hoạt động điều tra ông ta. Bồi thẩm đoàn kết luận bị cáo phạm tội âm mưu giết người và tuyên ông ta 40 năm tù.

Cuộc bạo loạn đẫm máu làm “rung chuyển” nước Mỹ 31 năm trước

Ngày 29/4/1992, thành phố của các thiên thần, Los Angeles, bị cướp bóc, tấn công vũ trang và đốt phá sau khi 4 sĩ quan cảnh sát da trắng được tha bổng dù bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức với Rodney King, một người da đen. Cùng thời điểm đó, một chủ cửa hàng Mỹ gốc Hàn bắn chết một thiếu niên da đen mà người này buộc tội trộm đồ.

Cuộc bạo loạn kéo dài gần một tuần giết chết hơn 50 người, hơn 1.000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 1 tỷ USD, khoảng một nửa trong số đó là do các doanh nghiệp do người gốc Hàn Quốc làm chủ. Các cuộc đụng độ văn hóa âm ỉ kéo dài giữa các chủ doanh nghiệp gốc Hàn Quốc và khách hàng chủ yếu là người gốc Phi đã lan rộng.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 4
Các chủ cửa hàng người gốc Hàn. (Ảnh: Getty)

Vụ của Rodney King và các cuộc bạo động sau đó thường được coi là bước ngoặt đối với cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Nhưng đây cũng là sự kiện quan trọng đối với người Mỹ gốc Hàn, theo Edward Taehan Chang, giáo sư nghiên cứu dân tộc và giám đốc Trung tâm Young Oak Kim về Nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn tại Đại học California, Riverside.

Vụ xả súng ở Atlanta hôm 16/3 một lần nữa gióng lên hồi chuông về làn sóng phân biệt đối xử, nặng nề hơn là bạo lực, thù ghét đối với người gốc Á ở Mỹ. Dù thù ghét chủng tộc không được xem là động cơ chính thức của vụ án, xong nhìn vào các nạn nhân, 6 trên 8 người là phụ nữ gốc Á, cộng đồng gốc Á không khỏi rùng mình.

Nghi phạm xả súng khai rằng “chứng nghiện tình dục” mới là một trong những nguyên nhân khiến hắn tấn công các địa điểm mà hắn cho là để “loại trừ cám dỗ”. Tuy nhiên, theo Hạ nghị sĩ Georgia Bee Nguyen, điều này càng cho thấy vụ tấn công dường như nằm ở giao điểm của “bạo lực về giới, sự thù ghét phụ nữ và bài ngoại”.

Theo Independent, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật năm 1875 để ngăn cản những người hành nghề mại dâm Trung Quốc nhập cư vào Mỹ, làm trầm trọng thêm định kiến về phụ nữ châu Á.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 5
4 ngày sau khi xảy ra sự việc tồi tệ trên, Tổng thống Mỹ khi ấy là George H. W. Bush ký sắc lệnh đặc biệt, huy động 3.500 binh sĩ quân đội tham gia vào việc dập tắt cuộc bạo loạn.

Trong làn sóng hoang mang, đi kèm với tình trạng đại dịch, một số ý kiến cho rằng những phát ngôn của cựu Tổng thống Donald Trump khi gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” đã góp phần đẩy những mâu thuẫn tích tụ lên cao. Song, theo Robin Zheng, phó giáo sư triết học tại Yale-NUS: "Vấn đề không phải là mới. Nhưng nó thường được giảm nhẹ đi bởi vì người châu Á thường được coi là nhóm “thiểu số kiểu mẫu”.

Thomas Capano, kẻ giết người trong tấm áo luật sư

Kathleen Fahey-Hosey đứng ngồi không yên. Đã ba ngày nay em gái Anne Marie Fahey của cô không trả lời điện thoại của bất kỳ ai. Không ai biết Annie ở đâu từ ngày 27-6-1986 kể cả người yêu Michael Scanlan. Kathleen rủ Scanlan tới căn hộ của Annie ở Wilmington. Sau khi gõ cửa nhưng không có động tĩnh gì, Kathleen và Scanlan liền vào nhà. Lúc đó đã là 22h và căn phòng tối om. 

Trong một hộp Talbot chưa mở ra là một bộ quần áo đắt tiền. Cũng trong căn hộ vắng chủ ấy, Kathleen còn tìm thấy một lá thư không ký tên, rõ ràng từ một người đàn ông thân quen với Annie. Người này thì cô không biết nên cô nghi em mình đang giấu một bí mật nào đó. Lục thêm được 3 lá thư khác, cô chị cảm thấy chắc chắn rằng em cô và người gửi thư có quan hệ đặc biệt.

Thư được gửi từ văn phòng của Thomas Capano, một luật sư cực kỳ giàu có, có những mối quan hệ chính trị sâu rộng và cả vùng này ai cũng biết ông ta. Ông ta đã có gia đình và lớn hơn Annie 17 tuổi. Một trong những lá thư ấy ghi ngày 25-6, chỉ một ngày trước khi người ta không còn nghe thấy tin gì về Annie. Có vẻ như ông ta còn gửi một ít tiền cho cô.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 6
Thomas Capano.

Tom Capano là người có khả năng bị tình nghi lớn nhất dựa trên nội dung trong nhật ký của Annie và ông dường như là người cuối cùng nhìn thấy cô còn sống. Đã nhiều năm, gia đình Capano được xếp vào hàng "có máu mặt" ở bang Delawera (Mỹ). Trong đó Thomas Capano, 47 tuổi, là một "công dân cao cấp" ở vùng này, là cố vấn chính trị cho lãnh đạo bang, là chủ của một công ty luật lớn.

Cảnh sát tới phố Grant, nơi Capano ở từ khi ly thân với vợ, bà Kay Capano, một năm trước đó. Lúc này là 3h30. Sau vài phút, Capano ra mở cửa, trông có vẻ như đang ngủ nhưng rõ ràng ông đã được biết trước tại sao cảnh sát lại tới. Capano công nhận đưa Annie đi ăn tối vào đêm 27-6 nhưng khẳng định đã đưa cô về nhà ngay sau đó cùng với một túi lớn hoa quả. Ông không biết cô ở đâu nhưng biết rằng cô đã dự định đi đâu đó một ngày, tới bãi biển để nghỉ ngơi.

Chẳng bao lâu, thanh tra Robert Donovan, người chịu trách nhiệm điều tra vụ này, đã phát hiện ra lời nói dối đầu tiên của Capano. Ông cho biết đã dừng lại ở nhà ga Getty để mua thuốc lá vào 22h ngày Annie biến mất nhưng người bán hàng khẳng định tối đó Capano không hề tới Getty. Ngoài ra, nhà ga này đóng cửa lúc 21h30. Lần tiếp theo Donovan thẩm vấn Capano, ông tỏ ra bị kích động và bất hợp tác. Sau đó, Capano đưa các luật sư riêng tới trợ giúp. Điều này cũng rất đáng nghi ngờ.

Chính quyền đã ban lệnh lục soát nhà và xe cộ của Capano. Họ tìm thấy một dụng cụ mở nắp dính máu, những bản copy các email mà đôi tình nhân trao đổi. Trong phòng lớn ở nhà Capano có một số vệt máu nhỏ. Tất cả được gửi tới phòng xét nghiệm của FBI ở Quantico. Có hai thông tin về anh em nhà Capano (Capano có 3 em trai: Louis, Joey và Gerard) gây sự chú ý của cảnh sát.

Gerard Capano đã bán một chiếc thuyền câu cá nhưng không kèm mỏ neo và Louis Capano thì yêu cầu người ta tới dọn rác ở một công trường xây dựng dù chưa đến kỳ dọn dẹp. Phải chăng Annie đã bị giết hại và thi thể bị phi tang trong đống rác hay bị quẳng xuống biển? Người ta còn biết thêm rằng Capano đã mua một tấm thảm rẻ tiền. Vì sao ông ta lại thay tấm thảm xịn của mình bằng tấm thảm tầm thường ấy.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 7
Nạn nhân Anne Marie Fahey.

Cuối cùng thì Gerard đã không chịu được sức ép và kể hết những gì đã xảy ra vào ngày 28-6-1996. Sự thật là Capano đã bắn chết người tình và nhờ em giúp phi tang cái xác ở ngoài biển. Ngày 12-11-1997, luật sư Tom Capano bị bắt vì tội giết Anne Marie Fahey. Tuy không được đóng tiền thế chân nhưng Tom được giam giữ riêng để tránh bị những tù nhân khác trả thù.

Nhiều người cho rằng, bồi thẩm đoàn sẽ sớm đưa ra phán quyết nhưng trên thực tế, 6 nam và 6 nữ trong đoàn đã tranh luận suốt 3 ngày ròng rã sau khi dự một phiên toà kéo dài 12 tuần. Ngày 17-1-1999, bồi thẩm đoàn ra khỏi phòng thảo luận và chủ tịch ban hội thẩm đã nhìn thẳng vào Tom Capano, tuyên bố phạm tội giết người.

Bất chấp việc nhiều thành viên trong gia đình Capano xin toà khoan hồng, hội thẩm đoàn vẫn cho rằng bản án thích đáng cho tên này là tử hình. Khi đó, Tom Capano, 49 tuổi, không hề bộc lộ một chút cảm xúc nào.

Vỏ bọc hoàn hảo của kẻ sát nhân máu lạnh BTK

Trước khi bị bắt, Dennis Rader hay còn được biết tới với các tên BTK - một trong những kẻ sát nhân máu lạnh nhất nước Mỹ từng có một cuộc sống gần như hoàn hảo. Hắn từng nắm chức Chủ tịch Hội đồng Giám mục, là Trưởng đoàn Hướng đạo sinh, một người cha và người bố đáng mến. Hắn dường như là một người đàn ông đáng tin cậy và đầy trách nhiệm.

Nhưng ẩn dưới lớp mặt nạ này là một kẻ tâm thần đã làm ra nhiều chuyện kinh hoàng. Không một ai, kể cả người vợ đầu ấp tay gối Paula Dietz, có thể nghĩ rằng hắn chính là kẻ sát nhân BTK khét tiếng tại thành phố Park, tiểu bang Kansas. Từ năm 1974 tới năm 1991, hắn đã tra tấn và giết hại 10 nạn nhân vô tội.

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 8
Dennis Rader hay còn được biết tới với các tên BTK - một trong những kẻ sát nhân máu lạnh nhất nước Mỹ.

Biệt danh BTK là viết tắt của “Bind, Torture, Kill” (Trói, Tra tấn, Giết), chính là cách thức gây án ghê sợ và tàn bạo của Rader. Khi tên tội phạm bị bắt vào năm 2005, người vợ Paula và cô con gái Kerri không dám tin vào sự thật ngay trước mắt mình.

Dennis Lynn Rader sinh ngày 09/03/1945 tại thành phố Pittsburgh, Kansas. Hắn là con trưởng và anh của ba người em trong một gia đình bậc trung tại thành phố Wichita, Kansas. Đây là cũng chính là nơi hắn liên tiếp giết hại nhiều người.

Rader đã thể hiện tính cách biến thái, ưa thích bạo lực từ thời niên thiếu. Hắn ta treo cổ và hành hạ nhiều thú hoang. 

Hắn từng tự trói tay chân và trùm đầu mình bằng túi nilon, tương tự với cách hắn hành hạ nhiều nạn nhân sau này. Hắn cắt nhiều hình phụ nữ trên các tạp chí và vẽ những thứ đồi bại lên người họ.

Nhưng Rader che giấu những suy nghĩ bệnh hoạn đó dưới vỏ bọc một người bình thường bằng cách theo học đại học và sau này gia nhập không quân Mỹ. Sau khi giải ngũ, hắn quay trở về làm thợ điện ở Wichita và tại đây gặp gỡ người vợ Paula Dietz. Hắn cầu hôn cô chỉ sau một vài lần hẹn hò, họ kết hôn vào năm 1971.

Rader bị sa thải vào năm 1973 và thực hiện tội ác đầu tiên vào ngày 15/01/1974.

Khi vợ hắn đang yên giấc, hắn đột nhập vào ngôi nhà Otero và giết từng thành viên của gia đình xấu số. Hai người con Josie và Joseph - lúc này mới chỉ 11 và 9 tuổi - bị ép phải nhìn cảnh hắn ta bóp cổ bố mẹ chúng tới chết. Sau đó, Dennis Rader về nhà với vợ mình và chuẩn bị trang phục đi cầu nguyện ở nhà thờ. Lúc đó, hắn vẫn là vị giám mục đáng kính trong mắt nhiều người.

Trong lúc người chồng đứng sau nhiều vụ án mạng kinh hoàng, vợ của Rader, Paula Deitz, tần tảo vun vén hạnh phúc của hai vợ chồng.

Hắn xuống tay với hai nạn nhân tiếp theo chỉ vài tháng sau tội ác tày trời đầu tiên. Rader theo dõi và đột nhập vào căn hộ của cô sinh viên trẻ Kathryn Bright, sau đó dùng dao đâm và bóp cổ cô. Tiếp theo Rader dùng súng bắn anh trai Kathryn hai lần nhưng anh may mắn sống sót. Anh cô miêu tả Rader là có “đôi mắt tâm thần".

Hắn miêu tả chi tiết cách thức giết nhà Oteros trong bức thư gửi cảnh sát rồi kẹp trong một cuốn sách tại thư viện công cộng Wichita. Rader liên lạc với một tờ báo địa phương, thông báo địa điểm của bức thư thú tội. Trong thư, hắn ta nói thêm rằng sẽ tiếp tục ra tay với nhiều nạn nhân khác và tự đặt biệt danh BTK cho chính mình.

Nhưng con quỷ dữ trong hắn chỉ ngủ yên một vài năm. Năm 1977, hắn ngựa quen đường cũ, giết và cưỡng hiếp nạn nhân thứ bảy Shirley Vian. Tương tự như những tội ác trước, con trai 6 tuổi của Shirley phải chứng kiến hành vi ghê tởm của hắn qua lỗ cửa phòng. 

Bạo loạn ở Paris và những vụ án chấn động mà thủ phạm là nhân viên thực thi công lý - 9
Nhìn vào cuộc sống của Dennis Rader không ai có thể nghĩ rằng hắn là kẻ sát nhân hàng loạt.

Vỏ bọc hoàn hảo thậm chí lừa được cả những đứa con của BTK. Người cha của họ, tệ nhất cũng chỉ là một người cha Cơ đốc nghiêm khắc. Năm 1986, hắn tiếp tục giết nạn nhân thứ 9, Vicki Wegerle 28 tuổi, trước ánh mắt ngây thơ của đứa con hai tuổi đứng trong cũi. Có lẽ vụ việc sẽ mãi không sáng tỏ nếu kẻ thủ ác không vô tình tự vạch mặt chính mình.

Trong lúc còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, Dennis Rader đọc được bài viết về vụ sát hại gia đình Otero 30 năm về trước trên báo địa phương. Hắn ta muốn cái tên BTK được mọi người biết đến một lần nữa. Năm 2004, hắn gửi một loạt các lá thư và gói hàng nhằm trêu đùa giới truyền thông và lực lượng cảnh sát. Một số gói hàng chứa nhiều đồ vật gợi nhắc về các tội ác: những con búp bê bị trói và bịt miệng như những nạn nhân trước đây và những đoạn giới thiệu cuốn tiểu thuyết có tựa đề “Kẻ sát nhân BTK” hắn định xuất bản.

Nhưng rồi cuối cùng hắn đã bất cẩn gửi cho cảnh sát một lá thư đựng trong một chiếc đĩa mềm. Bên trong chiếc đĩa, cảnh sát đã trích xuất được một bản Word đã bị xoá. Bản Word này là tài liệu cho nhà thờ Lutheran, được viết bởi Chủ tịch Hội đồng giám mục: Dennis Rader.

Các mẫu ADN được lấy từ móng tay của nạn nhân và dấu tay của con gái hắn trả về kết quả trùng khớp. Ngay lập tức Rader bị bắt giữ ngay tại nhà mình trước sự chứng kiến của vợ con vào ngày 25/05/2005. Ông bố cố gắng tỏ ra trấn tĩnh, thậm chí còn ôm con gái một cái cuối cùng và hứa rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Rader thú nhận tất cả 10 vụ giết người. Lúc miêu tả chi tiết những tội ác tàn bạo của mình, hắn tỏ vẻ rất thích thú và vui sướng. Sát nhân BTK bị kết án 175 năm tù giam và không có khả năng ân xá. Hắn ta không bị tử hình do bang Kansas không thực thi mức án này. Hắn ta đã 60 tuổi khi bị bắt và đối mặt với 10 bản án chung thân.

Tổng hợp

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/diem-lai-cac-vu-an-chan-dong-ma-thu-pham-la-nhung-nhan-vien-thuc-thi-cong-ly-d169108.html