Thế giới
24/04/2016 11:05Cá chết vì nước nhiễm độc thuỷ ngân và bệnh lạ của dân Nhật
Thuỷ ngân trong nước thải của nhà máy hoá chất làm nhiễm độc cá và khiến hàng nghìn người Nhật Bản nhiễm bệnh năm 1956, làm dấy lên lo ngại nhiễm độc thuỷ ngân từ nguồn nước.
Thuỷ ngân trong nước thải của nhà máy hoá chất làm nhiễm độc cá và khiến hàng nghìn người Nhật Bản nhiễm bệnh năm 1956, làm dấy lên lo ngại nhiễm độc thuỷ ngân từ nguồn nước.
Minamata là thành phố xinh đẹp bên bờ biển Yatsushiro thuộc tỉnh Kumamoto, vùng đất nổi tiếng về sự đa dạng và chất lượng của các loại hải sản. Năm 1956, căn bệnh lạ xuất hiện ở thành phố này và được gọi là bệnh Minamata.
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh Minamata là một bé gái 5 tuổi. Cô bé được đưa vào bệnh viện của công ty Chisso năm 1956 với những biểu hiện nghiêm trọng như không thể nói chuyện, đi lại hay ăn uống.
Cá nhiễm độc - người nhiễm bệnh
Căn bệnh được biết đến rộng rãi vào ngày 1/5/1956, khi bác sĩ Hajime Hosokawa, thuộc bệnh viện của công ty Shin Nihon Chisso Hiryo, báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương", sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Không lâu sau đó, 54 trường hợp khác được phát hiện và 17 người tử vong.
Bệnh lạ ban đầu ảnh hưởng đến mèo, sau đó là con người. Khi mắc bệnh, những con mèo bị mất cảm giác cân bằng và co giật trước khi chết. Đây cũng là những biểu hiện ban đầu đau đớn nhất ở người. Theo ghi nhận, bệnh nhân thường run không kiểm soát, tê chân tay, hạn chế tầm nhìn, co giật và đau đớn.
![]() |
Bác sĩ và một bệnh nhân Minamata trong bệnh viện. Ảnh: ehp.niehs.nih.gov |
Những ngày đầu tiên, một số bác sĩ cho rằng đây là một loại dịch bệnh mới ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi những người khác nhận định đây là bệnh di truyền.
Khi căn bệnh bùng phát, nỗi lo sợ về một bệnh dịch bí ẩn còn là nguyên nhân thành kiến đối với người mắc bệnh và cả gia đình họ. Ở thời điểm đó, nhiều người dân không thể chuyển việc, bị từ chối kết hôn và chịu sự xa lánh của xã hội.
Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata.
"Thuỷ ngân là mối quan tâm của chúng tôi. Nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cho cá, sinh vật có vỏ cứng", thông báo viết.
Theo Japan Times, lượng thuỷ ngân này có trong chất thải công nghiệp của nhà máy hoá chất Chisso. Dù công ty Chisso bác bỏ điều này, nhiều thí nghiệm tiến hành trên mèo tại bệnh viện công ty đã xác nhận mối nghi ngờ.
Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân Minamata vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa xét duyệt đủ điều kiện công nhận là người nhiễm bệnh.
Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với trường hợp này. Theo đó, những người có các biểu hiện bắt buộc như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người vẫn trong danh sách chờ.
Mối lo thuỷ ngân
Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thuỷ ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh.
Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Điều này khiến căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.
![]() |
Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh. Ảnh: Masaru Komiyaji |
Căn bệnh không chỉ giới hạn ở Minamata và khu vực lân cận. Năm 1965, nhiều người dân có biểu hiện tương tự bệnh Minamata đã được phát hiện ở lưu vực sông Agano ở tỉnh Niigata. Bệnh Minamata thứ hai, hay bệnh Niigata Minamata, được xác định do thuỷ ngân hữu cơ trong nước thải nhà máy Showa Denko K.K gây ra.
Trong khi bệnh Minamata ở Nhật Bản do thuỷ ngân trong nước thải nhà máy công nghiệp gây ra, tại các nước đang phát triển, nhiều khu đào vàng cũng đang bị ô nhiễm do nguyên nhân tương tự. Thuỷ ngân được sử dụng trong quy trình tách vàng từ quặng, không chỉ làm tổn hại sức khoẻ của thợ mỏ, mà còn xâm nhập vào nước thải từ các mỏ và gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm thuỷ ngân đang được coi là vấn đề toàn cầu. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy hành động ngăn chặn ô nhiễm kịp thời ngay sau khi phát hiện là điều rất cần thiết. Ngoài Nhật Bản, người dân ờ nhiều nơi khác cũng có nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân, trừ khi các nước thực hiện đầy đủ Công ước Minamata nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khoẻ con người do phát thải thuỷ ngân.
Theo Hoàng Anh (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục

Ông Trump để ngỏ khả năng gặp Tổng thống Nga Putin tại Trung Quốc
(23/07)

Tổng thống Donald Trump cáo buộc ông Barack Obama "phản quốc"
(23/07)

Mỹ rút khỏi UNESCO
(22/07)

Thái Lan: Sư trụ trì bị tố có quan hệ tình cảm với ba người phụ nữ
(22/07)

Nhân viên Liên Hợp Quốc tại Gaza ngất xỉu vì đói
(22/07)

Ông Trump ca ngợi nhiệm kỳ của mình "hiệu quả nhất lịch sử tổng thống"
(22/07)

3 công tắc động cơ gây tranh cãi lớn sau thảm kịch Jeju Air, Air India
(22/07)

Toàn cảnh lũ lụt kinh hoàng ở Hàn Quốc: "Mặt đất đột nhiên sụt xuống, nước dâng lên đến tận cổ"
(22/07)
Tin mới nhất
-
Phát hiện thứ âm thầm "phá" mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ: Có trong nhiều thực phẩm quen thuộc (23/07)
-
Chồng tôi luôn dịu dàng nhưng chưa từng chủ động gần gũi vợ, tôi tưởng anh chán mình cho đến một đêm (23/07)
-
Tang lễ nơi xứ người của cặp song sinh người Việt tử vong trong tai nạn xe: Gia đình chỉ có thể xem qua livestream, không đủ chi phí để đưa hai con về an táng (23/07)
-
HLV Kim Sang-sik chỉ ra vũ khí lợi hại của U23 Việt Nam, “tuyên chiến” đối thủ ở bán kết (23/07)
-
"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai hoạ ập đến khi Xuân Bắc và Lan Anh chưa kịp đoàn tụ (23/07)
-
Đại diện Thuỷ điện Bản Vẽ nói về thông tin nước lũ 5000 năm mới có một lần (23/07)
-
Ông Trump để ngỏ khả năng gặp Tổng thống Nga Putin tại Trung Quốc (23/07)
-
Tổng thống Donald Trump cáo buộc ông Barack Obama "phản quốc" (23/07)
-
Cặp song sinh người Việt tử vong thương tâm sau tai nạn ở Đức: Xuất ngoại với mong ước lo cho gia đình và những ký ức cuối cùng còn lại (23/07)
-
Người phụ nữ có hành động lạ trước khi tử vong ở công viên biển Nha Trang (23/07)
Bài đọc nhiều

Anh em sinh đôi người Việt tử nạn tại Đức: Người gây tai nạn sử dụng khí cười

Hai cô gái bị xâm hại, cưỡng đoạt tài sản rồi tống tiền khi đi chơi Tam Đảo
Tử vi thứ 4 ngày 23/7/2025 của 12 con giáp: Mão tốt số, Hợi mất của

Bắt giữ 3 đối tượng cưỡng hiếp khách du lịch tại Tam Đảo lúc nửa đêm

Bắt nhanh đối tượng dùng súng cướp tiệm vàng