Thế giới

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực

Khi mà các giả thiết về ngày tận thế vẫn đang được cho là viển vông và không có căn cứ thì các nhà khoa học tin rằng có khả năng sự sống đã từng tồn tại hoặc đang tồn tại trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt trời hoặc trong vũ trụ. Vậy cho đến nay đã có nhiều dự án khoa học đã và đang được tiến hành giúp họ chứng minh những giả thuyết này.

Dự án Artemis: "Con người có thể sống và làm việc trên Mặt Trăng từ năm 2030"

"Chúng tôi sẽ đưa con người đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, và họ sẽ sống tại đó để làm việc". Đây là nhận định của Howard Hu, người đứng đầu chương trình vũ trụ mặt trăng Artemis-1 của NASA.

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực
Sứ mệnh Artemis-1 thành công cho phép chúng ta kỳ vọng vào một tương lai, nơi nhân loại có thể tới Mặt Trăng để sinh sống và làm việc (Ảnh: NASA).

Trước đó, NASA phóng thành công tàu vũ trụ Orion thuộc sứ mệnh Artemis-1 tại trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Đây được đánh giá là bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc đưa con người trở lại Mặt Trăng sau gần 50 năm.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, một tàu vũ trụ tương tự sẽ được sử dụng để trực tiếp đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng, bao gồm cả nữ phi hành gia đầu tiên.

Cùng với đó, sứ mệnh Artemis cũng bao gồm các kế hoạch xây dựng khu định cư lâu dài của con người, nhằm hỗ trợ các hoạt động khai thác và khoa học.

Vậy cuộc sống trên mặt trăng sẽ ra sao

Ý tưởng xây dựng một khu định cư trên Mặt Trăng từ lâu đã được định hình trong trí tưởng tượng của nhiều người. Dẫu vậy, những điểm khác biệt về môi trường sống, khí hậu với Trái Đất sẽ khiến ý tưởng này trở nên vô cùng thách thức.

Điều đầu tiên phải kể đến đó là nhiệt độ tại Mặt Trăng sẽ vô cùng khắc nghiệt. Theo các nhà khoa học, một ngày trên Mặt Trăng tương đương với 14 ngày trên Trái Đất, với nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 123 độ C và ban đêm là -233 độ C.

Địa điểm duy nhất có thể xây dựng một khu dân cư mà ít phải đối mặt với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt nêu trên chính là vị trí gần hai cực của Mặt Trăng.

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực - 1
Việc xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng không còn là ý tưởng viển vông (Ảnh: Getty).

Theo NASA, đây là những khu vực chứa nhiều mảng băng, do tiếp nhận mức độ ánh sáng thấp từ Mặt Trời. Bởi lý do này, nhiệt độ nơi này tương đối "dịu mát", với xấp xỉ 0 độ C do góc chiếu sáng nhỏ từ Mặt Trời.

Một mối lo khác là nguồn cung cấp dưỡng khí và thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều thí nghiệm cho thấy chỉ cần cung cấp vài điều kiện cơ bản, con người có thể trồng trọt thoải mái trên căn cứ Mặt Trăng tương lai.

Theo một số chuyên gia, mối nguy hiểm tiềm tàng đáng lo ngại trên Mặt Trăng những cơn địa chấn. Theo dữ liệu từ máy đo mà tàu Apollo để lại, Mặt Trăng vẫn thường xuyên diễn ra các hoạt động địa chấn, thậm chí có cả những trận động đất kéo dài cả giờ đồng hồ, mạnh tới 5,5 độ Richter. Do đó, những cơ sở được xây dựng tại đây cũng phải đảm bảo khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt của Mặt Trăng.

Dự án Mars One: Đưa con người lên Sao Hỏa sinh sống vào năm 2031 có thực sự khả thi?

Không rõ bạn còn nhớ không, nhưng năm 2012 đã có một dự án đầy tham vọng gây chấn động nhân loại. Đó là Mars One, một startup đứng ra gây quỹ nhằm mục đích đưa con người lên sinh sống tại sao Hỏa.

Tại thời điểm ấy, dự án đã thu hút hàng ngàn người đăng ký tham gia, sau đó rút gọn còn 100 người (nhóm Mars 100) đến từ mọi nơi trên thế giới, không giới hạn quốc tịch. Kế hoạch là đưa con người lên định cư tại sao Hỏa vào năm 2031, và họ vĩnh viễn sẽ không quay lại Trái đất nữa.

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực - 2

Theo như kế hoạch, dự án sẽ lấy vốn thông qua việc gây quỹ và bán bản quyền truyền hình thực tế quá trình huấn luyện Mars 100. Tuy nhiên sau 7 năm hoạt động, công ty đứng ra thành lập dự án đã chính thức phá sản, qua một bản báo cáo tài chính được công bố trên internet. Đồng sáng lập Mars One Bas Lansdorp - người đã công bố bản báo cáo cho biết ông và các cộng sự đã cố gắng tìm giải pháp cho công ty, nhưng mọi thứ đều không suôn sẻ. 

Nói một cách chính xác thì ngân sách của Mars One gồm 2 phần: phần có lợi nhuận mang tên Mars One Ventures và phần phi lợi nhuận là Quỹ Mars One. Theo bản báo cáo, phần thu lợi nhuận đã hết sạch tiền mặt, trong khi phần phi lợi nhuận thì không còn khả năng gây quỹ nữa. 

Nhìn chung thì về cơ bản kế hoạch Mars One gần như đã rơi vào bế tắc sau khi công ty sụp đổ trước cả khi giới khoa học tiến hành phân tích điều kiện sống trên sao Hỏa sẽ như thế nào. Năm 2015, dư luận đã tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của dự án vì có quá nhiều điểm bất hợp lý. 

Chẳng hạn, Mars One không phải là một công ty hàng không, và mục tiêu gây quỹ của họ chỉ có 6 tỷ USD - con số nghe thì lớn nhưng như muối bỏ bể với các dự án hàng không vũ trụ của SpaceX (khoảng 60 - 80 tỷ USD cho dự án có người tham gia). Ngoài ra, số tiền họ thu được sau 3 năm hoạt động chỉ rơi vào khoảng 700 ngàn đô - chưa được 0,01% so với mục tiêu, nhưng Landorp vẫn nói cứng rằng kế hoạch của họ vẫn tiến triển tốt đẹp mà chẳng có bằng chứng gì cả.

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực - 3

Dự án SETI, Dự án TESS và còn nhiều dự án khác: Quét các tín hiệu vũ trụ, để tìm kiếm bất kỳ dấu vết của sự sống ngoài hành tinh.

Năm 2017, Breakthrough Listen, dự án có quy mô rộng nhất của tổ chức Tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI), công bố những kết quả sơ bộ sau hai năm săn tìm tín hiệu vô tuyến đến từ ngoài vũ trụ. Các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức SETI đang xem xét 11 tín hiệu có khả năng phát ra từ người ngoài hành tinh, Sputnik News đưa tin.  

"Chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ dấu vết đáng ngờ nào về sự tồn tại của trí thông minh ngoài hành tinh, nhưng chúng tôi chỉ mới bắt đầu nghiên cứu. Những gì chúng tôi đang làm trong khuôn khổ dự án Breakthrough Listen là tiến hành những nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn", Siemion cho biết.

Trước đó, trong giai đoạn từ tháng 10-11/2016 dự án bước vào giai đoạn thực thi. Các nhà khoa học và kỹ sư của Breakthrough Listen lắp đặt những thiết bị họ phát triển để nghiên cứu sự sống trên kính viễn vọng American GBT và nhận sự hỗ trợ của đội khoa học vận hành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới FAST ở Trung Quốc.

Siemion và đồng nghiệp công bố kết quả sơ bộ từ nghiên cứu 692 ngôi sao lân c

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực - 4
Các tổ chức SETI độc lập và NASA đã lắng nghe và tìm kiếm các tín hiệu có thể từ trí thống minh ngoài trái đất. Ảnh: Getty.

ận trên website của dự án. Theo họ, có 11 tín hiệu có thể chỉ ra sự tồn tại của người ngoài hành tinh, được kính viễn vọng thu lại ở những dải sóng vô tuyến khác nhau.

Tuy vậy, Chính phủ Mỹ không có hứng thú với nghiên cứu về SETI. “SETI không phải là chương trình của chính phủ, mặc dù tôi rất muốn họ hỗ trợ thêm”, nhà thiên văn Seth Shostak nói với Live Science.

Ông cũng tin rằng chính phủ không có những đặc vụ áo đen, đeo kính đen, thường được gọi là “men in black” trong các bộ phim, chuyên xuất hiện mỗi khi có mối đe dọa từ ngoài trái đất. Điển hình, năm 1997, chương trình SETI bắt được tín hiệu “báo động sai” được cho là có khả năng cao nhất đến từ người ngoài trái đất.

“Chúng tôi đã tin chắc đó là thật rồi”, ông Shostak nói với Live Science. “Tôi cứ đợi xem ‘men in black’, hay Lầu Năm Góc, hay Nhà Trắng có xuất hiện và tìm hiểu không. Chẳng ai gọi chúng tôi. Nhưng báo New York Times lại có gọi”.

Theo Shostak, khả năng cao nhất khi con người phát hiện sự sống ngoài hành tinh, chúng sẽ ở dạng nguyên thủy. Giả định này dựa vào thực tế chúng ta chưa phát hiện dấu hiệu nào của sự sống thông minh ở những nơi đã thám hiểm được. Hơn nữa, về mặt triết học, trên chính Trái Đất, sự sống tồn tại ở dạng nguyên thủy lâu hơn rất nhiều so với nền văn minh con người, theo Live Science.

Trong hiện tại, những ai muốn gặp người ngoài hành tinh hoặc tìm kiếm sự sống ngoài hệ mặt trời chỉ còn cách kiên nhẫn. Nghiên cứu của Đại học Cornell còn ước tính với kích thước của dải Ngân hà, sẽ phải 1.500 năm nữa, xác suất nhận được tín hiệu từ những người hàng xóm ngoài hành tinh mới đủ lớn.

Ở đâu loài người có thể đặt chân đến sinh sống nếu như những giả thuyết về 'ngày tận thế' trở thành hiện thực - 5
Dải Ngân hà có tới hơn 100 tỷ hành tinh, trong đó có rất nhiều hành tinh được các nhà khoa học cho là thích hợp cho sự sống. Ảnh: NASA.

Tổng hợp

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/o-dau-loai-nguoi-co-the-dat-chan-den-sinh-song-neu-nhu-nhung-gia-thuyet-ve-ngay-tan-the-tro-thanh-hien-thuc-d162719.html