Thế giới

Tham lam ngang ngửa nhưng thông minh hơn Hòa Thân rất nhiều, đại tham quan này đem tiền gửi ra ngoài, tiền lãi đủ sống sung sướng cả đời

Khi nhắc đến tham quan nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay đến Hòa Thân. Thế nhưng, ít ai biết rằng vẫn còn có một tên đại tham quan, số tiền tham ô được cũng chẳng hề thua kém Hòa Thân, nhưng ông ta lại thông minh hơn Hòa Thân rất nhiều. Người này chính là Dịch Khuông.

Dịch Khuông (1838 - 1917), là chắt của Hoàng đế Ung Chính và cũng là một trọng thần của Thanh triều trong giai đoạn hậu kỳ.

Dịch Khuông, tham quan Dịch Khuông, tham lam ngang Hòa Thân, Hòa Thân,

Con đường quan lộ của Dịch Khuông năm xưa có thể nói là vô cùng thuận lợi. Dù cho vị thân vương này không được đánh giá là một người có năng lực hay trình độ văn hóa. Vào cuối thời nhà Thanh, Từ Hi từng vô cùng tín nhiệm Dịch Khuông, thậm chí còn thường xuyên cùng ông tâm sự, giao cho ông rất nhiều việc quốc gia đại sự.

Mặc dù sở hữu trình độ văn hóa không cao, nhưng Dịch Khuông lại có tài viết chữ hết sức xuất sắc. Bởi vậy mà ông được vị Lão Phật gia đương triều hết lòng tán thưởng. Có được sự yêu thích và che chở từ Từ Hi, hơn nữa lại là người biết đối nhân xử thế, Dịch Khuông ở chốn quan trường có thể xem như cá gặp nước.

Năm Quang Tự thứ 20, Dịch Khuông được Từ Hi Thái hậu phong làm Khánh Thân vương. Sau đó, đến năm Quang Tự thứ 24, được phong làm Thiết mạo tử vương, và còn là vị Thiết mạo tử vương cuối cùng của nhà Thanh.

Dịch Khuông lúc sinh thời nổi tiếng là người yêu tiền tài như sinh mệnh, đến mức còn tham ô, nhận hối lộ từ những quan viên nhỏ, hay xu nịnh và muốn thăng quan.

Dịch Khuông, tham quan Dịch Khuông, tham lam ngang Hòa Thân, Hòa Thân,

Tới cuối thời nhà Thanh, ngân khố ngày càng cạn kiệt, Dịch Khuông tuy là trọng thần nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ san sẻ gánh nặng cho quốc gia mà chỉ làm ra chuyện tham ô, ra sức vơ vét của cải của triều đình. Không những không giúp sức cho nhà Thanh mà ngược lại còn lợi dụng quyền lực trong tay để đục khoét tiền của, làm lợi cho bản thân.

Sử sách ghi lại, Dịch Khuông năm xưa từng lợi dụng địa vị của mình để tiến hành mua quan bán chức. Thái độ coi thường chế độ khoa cử của ông đã khiến cho chức quan thời bấy giờ trở thành món hàng được mua bởi những kẻ có tiền nhưng bất tài, vô dụng.

Hơn nữa, thực trạng mua quan bán chức này đã gây ra vô số tác động tai hại đối với thực lực quốc gia, cũng khiến cho triều đình Mãn Thanh càng lúc càng trở nên hủ bại.

Tương truyền rằng vào năm 70 tuổi, Dịch Khuông tổ chức một đại lễ mừng thọ vô cùng long trọng. Đây thực chất là thời cơ để ông hốt bạc từ những kẻ nịnh nọt muốn mua quan bán chức.

Năm ấy, các địa khu cống nạp về vương phủ của Dịch Khuông vô số ngọc ngà châu báu, người tới biếu xén cũng xếp thành hàng dài, mà Dịch Khuông thậm chí còn nhận hối lộ lên tới 50 vạn lượng bạc trắng, đó là còn chưa kể tới giá trị của các lễ vật khác.

Dịch Khuông, tham quan Dịch Khuông, tham lam ngang Hòa Thân, Hòa Thân,

Mặc dù đều là tham, nhưng Dịch Khuông lại thông minh hơn Hòa Thân. Ông ta không chỉ không giữ tiền trong nhà mà còn đem số tiền đó gửi vào các ngân hàng ở nước ngoài. Với số tài sản được chuyển ra nước ngoài này, chỉ tính riêng tiền lãi cũng đã đủ cho nhiều người tiêu xài cả đời.

Sau cái chết của Từ Hi, Dịch Khuông đã nhận hối lộ 3 triệu nhân dân tệ của Viên Thế Khải và sử dụng quyền lực của mình để buộc Hoàng đế Phổ Nghi từ chức. Cũng chính vì sự kiện này mà Phổ Nghi vô cùng căm ghét Dịch Khuông. Năm 1917, Dịch Khuông chết vì bệnh ở Thiên Tân.

 

Theo Dương Huyền (Công lý & xã hội)




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tham-lam-ngang-ngua-nhung-thong-minh-hon-hoa-than-rat-nhieu-dai-tham-quan-nay-dem-tien-gui-ra-ngoai-tien-lai-du-song-sung-suong-ca-doi-121698.html