Thế giới
01/02/2021 13:38Thế giới theo dõi sát tình hình Myanmar
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne hôm 1-2 cho rằng: "Chính phủ Úc quan ngại sâu sắc trước thông tin quân đội Myanmar một lần nữa tìm cách giành quyền kiểm soát Myanmar và bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Nhà ngoại giao hàng đầu Úc nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi quân đội tôn trọng pháp quyền, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do ngay lập tức cho tất cả lãnh đạo và những người khác đã bị giam giữ trái pháp luật".
Ông John Sifton, giám đốc hỗ trợ khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền, cho rằng Mỹ và các quốc gia khác nên gửi một thông điệp mạnh mẽ bằng cách hủy nới lỏng lệnh trừng phạt và áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc và có định hướng đối với giới lãnh đạo quân sự cũng như các tập đoàn kinh tế lớn của Myanmar. Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, nên thúc giục các quốc gia khác, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản buộc các doanh nghiệp thoái vốn.

Nhà Trắng ngày 1-2 ra thông báo mới nhất liên quan đến tình hình Myanmar. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo về tình hình. Bà Psaki tuyên bố Mỹ phản đối mọi nỗ lực nhằm thay đổi kết quả cuộc tổng tuyển cử gần đây tại Myanmar hoặc cản trở tiến trình dân chủ tại nước này.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng Mỹ đã cùng các quốc gia khác thúc giục quân đội Myanmar không tiếp tục thực hiện các mối đe dọa đảo chính.
Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, quân đội và đảng đối lập cáo buộc cuộc bầu cử này gian lận. Ủy ban bầu cử Myanmar bác bỏ cáo buộc gian lận phiếu bầu của quân đội khi cho rằng không có sai sót đáng kể nào ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.
Hôm 30-1, quân đội Myanmar cho biết sẽ bảo vệ và tuân thủ hiến pháp, cũng như hành động theo luật sau khi căng thẳng giữa NLD và lực lượng này làm dấy lên lo ngại về một cuộc đảo chính. Thậm chí, đến chiều 31-1, quân đội Myanmar vẫn tái khẳng định điều này với các đại sứ quán nước ngoài.
Tuy đảng NLD chiến thắng nhưng 1/4 số ghế trong quốc hội Myanmar được dành riêng cho quân đội theo hiến pháp năm 2008. Hiến pháp cũng trao quyền kiểm soát 3 bộ chủ chốt gồm bộ nội vụ, bộ quốc phòng và biên giới cho quân đội Myanmar.
Xe tăng xuất hiện từ tuần trước
Theo báo chí quốc tế, xe tăng đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Naypyitaw từ tuần trước và các cuộc biểu tình ủng hộ quân đội diễn ra tại một số thành phố. Sáng 1-2, nhân chứng cũng cho biết binh sĩ đã xuất hiện trên đường phố của thủ đô Naypyitaw và TP Yangon, đồng thời canh giữ các tòa nhà chính phủ.

Binh lính canh giữ văn phòng chính phủ của vùng Yangon. Ảnh: EPA-EFE
Theo Xuân Mai (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
MU chuyển nhượng kém: Không bột, Ruben Amorim khó gột nên hồ (18/07)
-
Justin Bieber đường cùng rồi, đẩy hết món nợ 830 tỷ cho vợ siêu mẫu? (18/07)
-
ChatGPT mới có thêm tính năng mới cực tiện, nhưng nhiều người lo ngại vấn đề bảo mật (18/07)
-
Trúng 14 tờ vé số với khoản thưởng lớn, anh phụ hồ đưa ra 2 quyết định thay đổi cuộc đời (18/07)
-
Trước vụ CEO gây chấn động, nhiều pha ngoại tình cũng từng bị camera vô tình lia trúng: Không muốn ai biết thì đừng làm! (18/07)
-
Lộ diện hàng loạt màu lạ trên dòng iPhone 17 (18/07)
-
Nhận xét đề thi ĐH quá dễ, nam sinh vừa ôn tập vừa làm công nhân nhận số điểm không ai ngờ đến: Bật khóc ngay tại công trường (18/07)
-
Hà Nội tiến tới không còn xe máy chạy xăng trong vành đai 1: Cư dân chung cư sạc pin xe điện ở đâu? (18/07)
-
Lộ diện "ông trùm" đường dây sản xuất xe máy điện giả ở Hà Nội (18/07)
-
Đại gia chi 250 triệu mua xe Vespa cũ 13 năm tuổi để trưng chơi (18/07)
Bài đọc nhiều




