Thể thao

Đông Nam Á và giấc mơ World Cup có thật

Trên FoxSportsAsia, cây bút Richard Hazeldine đưa ra quan điểm không hề có giấc mơ hoang đường nào trong việc đăng cai World Cup 2034 ở các quốc gia Đông Nam Á.

Trên FoxSportsAsia, cây bút Richard Hazeldine đưa ra quan điểm không hề có giấc mơ hoang đường nào trong việc đăng cai World Cup 2034 ở các quốc gia Đông Nam Á.

Theo Hazeldine, liên minh Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam hoặc Myanmard tổ chức World Cup 2034 không phải giấc mơ hoang đường. Brazil với một nền kinh tế khủng hoảng, cơ sở hạ tầng nghèo nàn vẫn tổ chức thành công World Cup. Vậy tại sao Đông Nam Á không thể?

Dong Nam A va giac mo World Cup co that hinh anh 1

Đông Nam Á có những SVĐ lớn đủ tầm tổ chức World Cup.

Đâu đó cho rằng một quốc gia muốn tổ chức World Cup phải có nền tảng tài chính vững mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại và đặc biệt không thể thiếu những tín đồ cuồng nhiệt của môn túc cầu. Nam Á chưa hội đủ những yếu tố đó. Nhưng theo thời gian, họ có thể cải thiện nhiều mặt.

Để chỉ ra một trong những quốc gia tiên đầu tiên thuộc nhóm liên minh đủ sức đăng cai World Cup 2034, đó phải là Singapore. Đảo quốc sư tử là quốc gia phát triển đi đầu tại Đông Nam Á về nhiều lĩnh vực như kinh tế, cơ sở hạ tầng, du lịch... Những con số không biết nói dối.

Sân bay quốc tế ở Singapore đủ sức phục vụ 60 triệu khách năm ngoái. Hệ thống giao thông với các phương tiện đi lại và đường xá tại đây cũng rất hiện đại. Trong năm 2016, Singapore cũng chào đón 16 du khách tới đây tham quan. Họ còn sở hữu một trong những sân bóng tốt nhất châu Á.

Dong Nam A va giac mo World Cup co that hinh anh 2

Đưa World Cup tới Đông Nam Á không phải giấc mơ hoang đường.

Dù vậy, đơn phương Singapore không thể tổ chức tất cả trận đấu tại World Cup. Họ cần sự trợ giúp của nhiều quốc gia khác. Lúc này, Thái Lan, Indonesia và Malaysia được nhắc tới như những ứng viên tiềm năng. Các quốc gia này đều có sự phát triển về tài chính, cơ sở hạ tầng và du lịch.

Hàng năm, Thái Lan, Indonesia và Malaysia vẫn đón hàng triệu du khách. Điều đó cho thấy liên minh các quốc gia này sẽ không vấp phải những rào cản khó khăn trong việc chào đón dòng người lũ lượt tới Đông Nam Á theo dõi World Cup.

Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng sở hữu những sân vận động với sức chứa hàng chục ngàn CĐV. Với Indonesia, họ có sân Gelora Bung Karno, Malaysia tự hào với "thánh địa" Bukit Jalil và Shah Alam ở Selangor, trong khi Thái Lan cũng không thua kém với "chảo lửa" Rajamangala.

Điểm qua, Đông Nam Á đã có 4 sân vận động đủ tiêu chuẩn tổ chức World Cup (tính luôn sân Quốc gia của Singapore). Giờ đây, công tác còn lại là nâng cấp cơ sở hạ tầng, sân bãi, và giao thông phục vụ cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Theo thời gian, Đông Nam Á có thể làm được điều đó.

"Việc kinh tế phát triển ổn định qua từng năm là nền tảng cơ bản để Đông Nam Á hy vọng giành quyền tổ chức World Cup. Từ đây tới World Cup 2034 còn tới 17 năm, thời gian này đủ để liên minh các quốc gia Đông Nam Á chuẩn bị", Richard Hazeldine viết.

Còn nếu so về mặt bằng bóng đá, dĩ nhiên vẫn còn khoảng cách lớn giữa các đội tuyển Đông Nam Á so với "anh cả" như Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia... Song, đừng vội đánh giá bóng đá Đông Nam Á. Hãy cho họ thời gian và chờ xem câu trả lời.

Tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á, Thái Lan đã vào đến vòng đấu cuối cùng. Dù sau đó "Voi chiến" phải dừng bước sớm, tuy nhiên những gì họ làm được rất đáng ghi nhận. Thái Lan của năm 2017 chưa phải đội tuyển mạnh nhất, đó là điều chắc chắn. Bóng đá Đông Nam Á cũng vậy.

Theo Nguyên Trí (Tri Thức Trực Tuyến)